Vụ thử tên lửa của Trung Quốc đang được đăng rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Trung Quốc đă sử dụng các bài đăng trên mạng xă hội để nhiều người tin rằng họ vừa thử nghiệm vũ khí chiến lược mới, nhưng thực tế là tên lửa tầm trung cải tiến.
Lực lượng tên lửa chiến lược quân đội Trung Quốc đă bắn thử một tên lửa hôm 2/6. Tuy nhiên, nó không phải là vũ khí tầm xa thế hệ mới như đồn đoán. Thay vào đó là một tên lửa Dong Feng tầm trung với hệ thống dẫn đường cải tiến, theo các nguồn tin quân sự Bắc Kinh, South China Morning Post trích dẫn.
Cố t́nh gây ṭ ṃ cho công chúng
Cuộc thử nghiệm không được công khai, nhưng trùng hợp với thông báo của Cơ quan An toàn Hàng hải Liêu Ninh đưa ra vào tuần trước trên khu vực vịnh Bột Hải, về việc giới hạn giao thông đường thủy từ sáng sớm cho đến hết buổi trưa 2/6.
Thông báo này khiến các nhà quan sát quân sự suy đoán rằng Trung Quốc có thể đă bắn thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 thế hệ mới. Ngay sau vụ thử nghiệm, mạng xă hội Trung Quốc tràn ngập thông tin từ nhiều người cho rằng họ đă nh́n thấy UFO và h́nh ảnh về vật thể bay đuôi khói màu trắng trên bầu trời.
Sáng 3/6, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc đă đăng lên Weibo bức ảnh về một tên lửa trên bệ phóng di động, kèm theo câu hỏi “Bạn có tin vào UFO không?”. Hải quân Trung Quốc cũng đăng bức ảnh về một tên lửa phóng từ biển cùng câu hỏi tương tự.
Nhiều người lầm tưởng vụ thử tên lửa của Trung Quốc là UFO. Ảnh: Weibo.
Các bài đăng của quân đội Trung Quốc đă ngầm thúc đẩy sự cuồng nhiệt của giới truyền thông về thành công của vụ thử tên lửa. Một số bài viết ca ngợi tên lửa JL-3 là “cú đấm mạnh”. Bài viết khác khoe khoang rằng thử nghiệm đă chứng minh “sức mạnh cơ bắp” của quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, 2 nguồn tin quân sự nói với South China Morning Post rằng tên lửa được thử nghiệm vào hôm 2/6 là một tên lửa Dong Feng tầm trung được phóng từ bệ phóng di động trên đất liền ở Thái An, tỉnh Sơn Đông.
Trong khi đó, việc đóng cửa vịnh Bột Hải là để phục vụ cho một cuộc tập trận thông thường khác. Trong một video công khai cho thấy đường bay của tên lửa và chiều cao quỹ đạo thấp hơn nhiều so với một tên lửa liên lục địa.
Collin Koh, nhà phân tích quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho biết sự cường điệu của truyền thông được sử dụng để giải quyết những lo ngại và kỳ vọng của công chúng.
Đôi khi rất khó để che giấu các hoạt động quân sự, đặc biệt việc bắn thử tên lửa có thể được quan sát bởi công chúng, chẳng hạn như đường bay và vệt sáng do tên lửa tạo ra. Các bài đăng trên Weibo để lại cho công chúng trong và ngoài nước sự ṭ ṃ và đồn đoán. Răn đe có thể được tăng cường thông qua sự mơ hồ chiến lược như vậy, ông Koh cho biết.
Thời điểm quá nhạy cảm để thử vũ khí chiến lược
Vụ thử tên lửa trùng với ngày làm việc cuối cùng tại Đối thoại Shangri-la 2019, diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á tại Singapore, mà năm nay có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Ngụy Phượng Ḥa.
Một trong những nguồn tin cho biết Trung Quốc sẽ không thử tên lửa chiến lược ở thời điểm nhạy cảm như vậy, khi Bắc Kinh và Washington bị cuốn vào cuộc chiến thương mại căng thẳng. Các tướng lĩnh Trung Quốc cũng có các cuộc gặp đối tác nước ngoài bên lề Shangri-la.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15 trong một lần thử nghiệm. Ảnh: PLA Daily.
Series tên lửa Julang (JL), có nghĩa là sóng lớn trong tiếng Trung Quốc, được thiết kế để phóng từ các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, một phần trong chiến lược mở rộng khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Bắc Kinh.
JL-3 là phiên bản mới nhất của series tên lửa JL, có thể cho phép Trung Quốc thực hiện cuộc tấn công hạt nhân vào bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thử nghiệm đầu tiên của tên lửa này diễn ra vào đầu tháng 1. Nó được phóng từ tàu ngầm cải tiến Type-032, phục vụ cho thử nghiệm vũ khí ở vịnh Bột Hải.
Tên lửa JL-3 có tầm bắn khoảng 9.000 km, một bước tiến đáng kể so với JL-2 trước đó có tầm bắn 7.000 km. Tuy vậy, tầm bắn của JL-3 vẫn ngắn hơn so với 12.000 km của tên lửa Trident II của Mỹ và Bulava của Nga.
Nguồn tin thứ 2 cho biết Trung Quốc đă tiến hành hơn 100 vụ thử tên lửa mỗi năm để đánh giá các hệ thống mới được bổ sung. Các loại tên lửa thuộc series Dong Feng đang cũ dần, Trung Quốc phải cải tiến và thử nghiệm, nguồn tin cho biết.
Trung Quốc đang vận hành 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, mỗi tàu mang theo 12 tên lửa JL-2. Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-096 thế hệ tiếp theo có thể mang theo 24 tên lửa JL-3.
Hải quân Mỹ hiện có 14 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio, mỗi tàu mang theo 24 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II.