Tổng thống Trump bất ngờ "cứu" S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ sau một thời gian im lặng. Hiện ông chưa muốn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm hiện tại, mặc dù đă loại quốc gia này khỏi chương tŕnh F-35. Sự tính toán của ông hoàn toàn có lý trí.
S-400 đă được Nga giao các bộ phận đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ không “ngay lập tức” xem xét áp dụng bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nào đối với Ankara sau khi nước này thực hiện thỏa thuận S-400 với Nga, tờ RT đưa tin.
Trước đó, Mỹ đă loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương tŕnh phát triển tiêm kích tàng h́nh F-35.
“Hiện tại, chúng tôi không t́m kiếm điều đó ngay lập tức”, ông Trump nói với các nhà báo tại Nhà Trắng khi được hỏi về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Ankara về thỏa thuận gây căng thẳng giữa hai đồng minh NATO.
Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đối mặt với một số áp đặt theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt , hay c̣n gọi là CAATSA - một đạo luật năm 2017 áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia có giao dịch với Nga, Triều Tiên và Iran.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump dường như không có ư định sử dụng các biện pháp như vậy. Washington đă thực hiện một trong những lời đe dọa của ḿnh khi loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương tŕnh phát triển tiêm kích F-35 - một quyết định mà ông Trump mô tả là không dễ chịu.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, việc loại bỏ một trong những đối tác chính của chương tŕnh F-35 là “bất công”, trong khi bác bỏ những lo ngại của Mỹ về việc mua S-400 sẽ làm suy yếu F-35.
Mặc dù trừng phạt Ankara, Mỹ cũng tự đặt ḿnh vào thế khó. Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia dự định mua khoảng 100 máy bay F-35 – vốn là một trong bốn khách hàng lớn của chương tŕnh.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sản xuất tới 900 bộ phận cho máy bay. Hiện tại, việc chuyển sản xuất các bộ phận này từ Thổ Nhĩ Kỳ sang một quốc gia khác có thể khiến Washington phải trả thêm từ 500 đến 600 triệu USD, theo một quan chức Mỹ được trích dẫn bởi Reuters.