Việc tiêu thụ S-400 của Nga gặp rất nhiều khó khăn do phía Mỹ tác động. Chính v́ vậy là hàng loạt các hợp đồng mua S-400 đă phải hủy bỏ trong tiếc nuối. Dưới đây là các thông tin cho thấy rơ điều đó.Trong tuần qua sự kiện đáng chú ư hàng đầu là việc máy bay vận tải Nga đă bắt đầu chuyên chở các thành phần đầu tiên của hệ thống tên lửa pḥng không tầm xa S-400 Triumf cho Thổ Nhĩ Kỳ theo hợp đồng đă kư giữa hai nước. Tưởng như đây đă là cái kết cho thương vụ đ́nh đám kéo dài hàng năm qua th́ có vẻ mọi việc vẫn chưa êm xuôi.
Sau khi Washington tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt lên Ankara theo đúng Đạo luật CAATSA, mà hành động cụ thể là không chuyển giao và loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương tŕnh tiêm kích tàng h́nh F-35 Lightning II th́ đă có những diễn biến mới đe dọa đổ vỡ, khi Tổng thống Erdogan cho biết S-400 sẽ chưa được lắp đặt cho đến tháng 4/2020.
Không chỉ có vậy, chỉ trong vài ngày qua đă có thêm hai đối tác tiềm năng của Nga ở vùng Vịnh, những quốc gia thân cận với Washinton cũng được cho là rất quan tâm và có ư định đặt mua S-400 đă quay sang lựa chọn tên lửa Mỹ.Đầu tiên chính là Qatar, quốc gia nhỏ bé nằm ở phía Đông Bắc bán đảo Arab đă chính thức kư với Mỹ hợp đồng trị giá lên tới trên 3 tỷ USD để đặt mua các hệ thống tên lửa pḥng không tầm trung NASAM nâng cấp, đi kèm tổ hợp pḥng thủ tên lửa Patriot PAC 3.
Điều đáng lưu tâm ở đây đó là hồi đầu năm 2018, trong thế bị bao vây cấm vận của các nước láng giềng xung quanh th́ Doha đă bày tỏ rơ ư định xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Nga mà một trong những cách thức cụ thể là mua sắm hệ thống S-400 Triumf.
Mặc dù vậy, Qatar lại có liên kết về quân sự và kinh tế với Mỹ chặt chẽ hơn nhiều, khi bị Washington đe dọa áp dụng Đạo luật CAATSA để trừng phạt th́ đă khiến Doha cảm thấy không thể mua S-400 được nữa, dẫn tới hợp đồng thay thế trên.Không chỉ có vậy, hôm qua 19/7, hăng tin Reuters cho biết, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ Lockheed Martin đă trúng thầu hợp đồng trị giá gần 1,5 tỷ USD nhằm xây dựng hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cho Saudi Arabia, số lượng mà Riyadh tiếp nhận sẽ là 44 bệ phóng cùng cơ số lớn đạn đánh chặn.
Cần nhắc lại rằng hồi cuối năm 2017, Saudi Arabia đă khiến thế giới phải cảm thấy ngạc nhiên khi cùng lúc hỏi mua cả hai hệ thống tên lửa pḥng không tối tân là S-400 của Nga và THAAD do Mỹ sản xuất, khi họ nhận định rằng những tổ hợp trên sẽ phát huy tác dụng rất tốt khi phối hợp với nhau.Sở dĩ có ư kiến trên là bởi THAAD là tổ hợp vũ khí pḥng thủ có vai tṛ duy nhất là chống tên lửa đạn đạo và đă chứng minh được năng lực đáng nể qua số vụ thử nghiệm thành công đạt xác suất 100%.
Trong khi đó vai tṛ chính yếu của S-400 là tạo lập ô pḥng không bảo vệ các mục tiêu mặt đất tránh khỏi cuộc tập kích đường không bằng máy bay của đối phương, nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung nhưng tính năng này không mạnh bằng THAAD.
Ngoài sức ép đến từ Đạo luật CAATSA th́ quyết định đặt niềm tin vào THAAD của Saudi Arabia c̣n xuất phát từ việc lănh thổ nước này thường xuyên trở thành mục tiêu của các loại tên lửa đạn đạo Iran cung cấp cho lực lượng vũ trang Houthi. Những yếu tố trên đă khiến cho S-400 lại mất thêm một hợp đồng "khủng".
|