Tân thủ tướng Anh Boris Johnson họp với các bộ trưởng vừa mới được bổ nhiệm, với quyết tâm rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu đúng ngày 31/10, dù có thỏa thuận hay không, bởi ông Boris Johnson khao khát trở thành Winston Churchill thời hiện đại. Những người chỉ trích sợ rằng ông là một Donald Trump của nước Anh.
Chính trị gia 55 tuổi đă chiến thắng trong cuộc đua để trở thành người đứng đầu đảng Bảo thủ hôm 23/7 và trở thành thủ tướng Anh ngày 24/7.
Giống như Churchill, nhà lănh đạo được tôn sùng của Anh trong Thế chiến II, ông Johnson nhắm mục tiêu biến cuộc khủng hoảng quốc gia - lúc này là Brexit - thành một chiến thắng. Giống như Tổng thống Trump, ông Johnson giành được chiếc ghế quyền lực chính trị cao nhất nước ḿnh bằng cách tận dụng sự nổi tiếng, các chiêu tṛ hài hước, khiêu khích và những phát ngôn, mà theo Washington Post là "không nhất thiết phải đúng sự thật".
Ông Boris Johnson diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth sáng 24/7. Ảnh: Reuters.
“Ông ấy là một người khác biệt, nhưng người ta cũng nói tôi là người khác biệt”, Tổng thống Trump tỏ ra đồng t́nh trong một phát ngôn về ông Johnson hồi tuần trước. “Chúng tôi rất hợp nhau”.
Giữ quan hệ vững chắc với một lănh đạo thất thường như Tổng thống Trump sẽ nằm trong những thách thức lớn đối với tân lănh đạo đất nước sương mù. Thách thức tương tự là cuộc đàm phán đang bế tắc để đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) - bài toán đă hạ gục lănh đạo tiền nhiệm Theresa May.
Khó có thể nói được liệu ông sẽ vượt lên nghịch cảnh hay thất bại ê chề.
Muốn trở thành “vua thế giới”.
Với mái tóc vàng, tính t́nh sôi nổi và bề ngoài có phần vụng về, ông Johnson có thể là chính trị gia Anh không có đối thủ về độ nổi tiếng. Thế nhưng, ở nhiều khía cạnh, ông lại là một ẩn số.
Ông ấy tin vào điều ǵ?
Theo Washington Post, Johnson giờ đây đặt niềm tin mạnh mẽ vào Brexit, nhưng ông từng giằng xé quyết liệt với quyết định này, với hai bài báo từng chấp bút - một ủng hộ Anh rời khỏi EU và một chống lại - trước khi toàn tâm toàn ư cho chiến dịch “rời bỏ (EU)” trong cuộc trưng cầu dân ư năm 2016.
Kế hoạch Brexit của ông như thế nào? Johnson nói rằng ông sẽ dẫn dắt nước Anh rời khỏi EU theo đúng hạn định vào ngày 31/10, dù có thỏa thuận hay không. Ông khẳng định Anh nên chuẩn bị để dứt áo mà không có thỏa thuận, nhưng nhấn mạnh rằng khả năng xảy ra kịch bản đó chỉ là “1/1.000.000”.
Có điều, cũng chính Johnson đă có lần nói rằng cơ may ông trở thành thủ tướng Anh không khác ǵ t́m Elvis trên Sao Hỏa.
Chuyên gia sử học Max Hastings, cấp trên cũ của ông Johnson ở báo Daily Telegraph, gọi ông là “người đàn ông có những tài năng khác thường, nhưng thiếu lương tâm, nguyên tắc hay sự thận trọng”.
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu sau khi nhậm chức hôm 24/7. Ảnh: BBC.
Với tên đầy đủ là Alexander Boris de Pfeffel Johnson, tân thủ tướng Anh sinh ra ở New York năm 1964, là con cả trong một gia đ́nh Anh thượng trung lưu gắn kết, hướng ngoại và cạnh tranh khốc liệt. Nhà báo kiêm bộ trưởng của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Kemal là một trong những ông cố nội của Johnson. Người chị gái của ông, Rachel nói rằng tham vọng thuở nhỏ của em trai là muốn trở thành “vua thế giới”.
Johnson theo học trường nội trú tinh hoa Eton College, nơi ông bắt đầu dùng tên đệm Boris, và nuôi dưỡng h́nh ảnh một nhân vật giải trí lém lỉnh, có thể thành công mà không cần quá vất vả.
Tại Đại học Oxford, ông là chủ tịch của hội phản biện Oxford Union trong khi cũng làm thành viên của câu lạc bộ Bullingdon - một hội ăn chơi đ́nh đám.
“Tô vẽ EU như quỷ dữ”
Sau khi tốt nghiệp đại học, Johnson theo nghề nhà báo. Ông từng bị The Times sa thải v́ câu trích dẫn bịa đặt trong bài báo, nhưng lại trở thành phóng viên đặc phái của Daily Telegraph ở Brussels. Ông chuyên viết về những kế hoạch ngầm của EU nhằm trói buộc Anh với các quy tắc và thủ tục.
Giới chức Brussels - những người nay phải đối mặt với một Boris Johnson trên cương vị thủ tướng Anh, vẫn chưa thể quên công việc “tô vẽ EU như quỷ dữ” mà ông từng đảm nhiệm.
Sonia Purnell, người viết tiểu sử cho nhân vật vừa trở thành thủ tướng Anh, vốn từng làm việc với ông ở Telegraph. Bà cho biết Johnson có tài tự quảng bá và ám ảnh với quyền lực.
Johnson cũng từng xuất hiện với tư cách biên tập viên của tạp chí nghiêng về hướng bảo thủ The Spectator, thường xuyên lên truyền h́nh, đồng thời được bầu làm thành viên của Nghị viện.
Vấp váp và thất bại không ngừng viếng thăm nhưng cũng nhanh chóng tai qua nạn khỏi. Vào những năm 1990, ông phớt lờ trước một bản ghi âm bị ṛ rỉ, trong đó ông hứa sẽ cung cấp cho một người bạn, tên là Darius Guppy, tên tuổi một nhà báo mà Guppy muốn truy lùng. Sau đó, ông bị sa thải khỏi một vị trí cấp cao trong đảng Bảo thủ v́ dối trá về chuyện ngoại t́nh.
Ông vẫn trở lại, cũng giống như những lần gặp khó khăn v́ những lời lẽ khó nghe. Johnson từng gọi dân Papua New Guinea là những kẻ ăn thịt người, khẳng định rằng ông Barack Obama “mang một phần Kenya” có tổ tiên không ưa nước Anh. Và năm ngoái, ông so sánh phụ nữ Hồi giáo đeo khăn trùm mặt với những “hộp thư”. Ông Johnson gọi những phát ngôn đó là nói đùa, hoặc đổ lỗi cho cánh nhà báo xuyên tạc lời của ông.
Năm 2008, ông được bầu làm thị trưởng London, trở thành đại sứ toàn cầu vui nhộn cho thành phố, một h́nh ảnh được minh họa khi ông mắc kẹt trên dây cáp trong Thế vận hội London 2012, vung vẩy đồ ăn Union Jacks giữa lúc lơ lửng giữa không trung.
Các nhà phê b́nh không tiếc lời chỉ trích sự ủng hộ của ông cho các dự án phù phiếm, bao gồm một cáp treo ít được sử dụng, một sân bay “Boris Island” chưa được thực hiện và một “vườn treo” không bao giờ được xây dựng trên sông Thames.
Năm 2016, sự nổi tiếng và xông xáo - cùng sự táo bạo, theo lời giới chỉ trích - đóng vai tṛ chủ chốt trong chiến dịch trưng cầu dân ư rời khỏi EU của Johnson. Những người chống đối không bao giờ tha thứ cho ông v́ phát ngôn rằng Anh nộp cho EU 350 triệu Bảng (440 triệu USD) mỗi tuần, thay v́ chi số tiền đó cho các dịch vụ y tế của Anh. Thông tin này không đúng, đóng góp của Anh cho EU chỉ bằng phân nửa con số đó.
Sau cuộc bỏ phiếu đột xuất chứng kiến sự ra đi của Thủ tướng Anh lúc đó David Cameron, ông Johnson tính sẽ thế chân. Thế nhưng, ông rút khỏi cuộc đua sau khi đồng minh chủ chốt là Michael Gove quyết định đối đầu ông.
Bà Theresa May chiến thắng trong cuộc đua đó và Boris Johnson ngồi vào ghế ngoại trưởng. Washington Post nhận định hai năm giữ cương vị này của ông mắc kẹt trong hết sai lầm này tới sai lầm khác. Trong đó phải kể tới phát ngôn gây sóng gió liên quan tới Libya, theo đó ông nói rằng thành phố bị bạo lực giày xéo ở quốc gia Bắc Phi này có thể trở thành trung tâm du lịch một khi giới chức trách “dọn dẹp các thi thể”.
Ngoài ra, ông c̣n làm xấu thêm t́nh h́nh vụ một phụ nữ Iran gốc Anh bị bắt ở Tehran bằng cách lặp đi lặp lại cáo buộc không chính xác của Iran rằng cô này là nhà báo.
Vào tháng 7/2018, ông rời bỏ chính phủ v́ chống đối kế hoạch Brexit chi tiết của bà May và trở thành “tư lệnh Brexit của Anh” với lập luận rằng nước này sẽ dễ dàng dứt áo EU nếu thể hiện hơn nữa “tinh thần sẵn sàng thực hiện”.
Nhiều thành viên đảng Bảo thủ chọn tin tưởng cựu ngoại trưởng. Họ coi ông là chính trị gia có thể dứt điểm Brexit, giành lấy những phiếu bầu trôi nổi và đánh bại các đảng đối thủ ở cả cánh hữu và cánh tả.
Cú sốc
Các nhà chỉ trích nhận định ông là một nhân vật theo chủ nghĩa dân túy giống Tổng thống Trump, hay dùng những lời lẽ gây sốc để có được sự ủng hộ của số đông.
Trong một bộ phim tài liệu gần đây về Steve Bannon - cựu cố vấn của ông Trump, Bannon nói rằng ông từng nói chuyện và trao đổi tin nhắn với ông Johnson về một bài phát biểu quan trọng, mặc dù chính trị gia người Anh bác bỏ chuyện nhận lời khuyên chiến dịch từ nhân vật từng được cho là cánh tay đắc lực của ông Trump.
Ông Boris Johnson trong một lần gặp Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters.
Trong chính sách và cả phong cách, hai ông Trump và Johnson có nhiều điểm khác xa. Mục tiêu theo đuổi “nước Anh toàn cầu” của nhà lănh đạo Anh hoàn toàn tương phản với lập trường “Nước Mỹ trên hết” của ông chủ Nhà Trắng. Ngoài ra, trong khi Boris Johnson có phần nhún nhường, ông Trump nổi tiếng khoa trương.
Tuy nhiên, cũng giống như nhà lănh đạo Mỹ, ông Johnson cũng được ḷng người ủng hộ ở điều được xem là sự chân thật. Họ mặc kệ những lộn xộn trong đời sống cá nhân của ông.
Johnson và người vợ thứ hai của ông - Marina Wheeler, đă thông báo chia tay hồi tháng 9/2018, sau cuộc hôn nhân 25 năm và có 4 đứa con. Ông c̣n có ít nhất 1 đứa con ngoài giá thú.
Hồi tháng trước, cảnh sát đă được gọi tới nhà của Johnson ở London, v́ cuộc căi vă ồn ào của ông với người yêu mới - Carrie Symonds. Vụ lùm xùm xuất hiện kín đặc trên báo chí Anh nhưng chiến dịch tranh cử của ông không hề hấn ǵ.
Và hôm 24/7, chính trị gia có biệt danh “gă hề” này đă đạt được ước mơ cuộc đời khi chính thức nhậm chức thủ tướng Anh. Giới quan sát cảnh báo đây có thể là một cú sốc.
“Làm việc với đám đông rất khác với điều hành một chính phủ”, chuyên gia sử học Peter Hennessy nói với BBC. “Ông ấy là một nhà báo có khả năng công kích đáng chú ư, ông ấy là một kiểu phiên bản viết của phát thanh viên hút khách… Nhưng bạn không thể điều hành (một quốc gia) theo cách đó”.