Ngày 18/3, Tổng thống Bồ Đào Nha ban bố t́nh trạng khẩn cấp đối với sự lây lan của Covid-19 sau khi số ca nhiễm được xác nhận tại nước này hiện lên tới 642, và 2 ca tử vong.
Các nạn nhân nhiễm bệnh ở Bồ Đào Nha bao gồm chủ tịch của ban giám đốc Santander Portugal, ông António Vieira Monteiro - người đă nhập viện sau khi trở về từ một kỳ nghỉ ở Italy.
Hai người con của ông cũng nhiễm Covid-19.
Xe điện màu vàng ở in Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: Portugal/Rrrainbow.
Trong khi đó, riêng vùng Lombardy của Italy ghi nhận 319 ca tử vong trong một ngày, các nguồn tin tiếp cận với dữ liệu nói với Reuters hôm 18/3.
Các nguồn tin cho biết số ca nhiễm mới ở Lombardy, bao gồm thủ phủ tài chính Milan của Italy, ghi nhận hôm 18/3 là 1.500, nâng tổng số ca nhiễm trong vùng lên 17.700.
Số ca tử vong trên cả nước sẽ được công bố sau. Hôm 17/3, số ca tử vong tại Italy được xác nhận là 2.503.
Nhân viên thực hiện phun khử trùng tại một bảo tàng ở Naples, Italy hôm 10/3. Ảnh: AP.
Tới nay, số người nhiễm virus corona trên toàn cầu đă vượt mốc 200.000 trong khi số ca tử vong là 7.965, hàng ngh́n ca nhiễm mới được báo cáo tại nhiều nước châu Âu.
Covid-19 tiếp tục lan rộng, vươn tới 165 quốc gia và vùng lănh thổ. Châu Âu trở thành tâm dịch toàn cầu với số ca nhiễm mới tăng mạnh ở một số quốc gia như Italy, Đức, Pháp.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte sáng 16/3 cảnh báo nước này đang bước vào "những tuần nguy hiểm nhất" trong cuộc chiến với đại dịch, đồng thời kêu gọi cả châu Âu phối hợp ứng phó.
Italy là thành viên đầu tiên của Liên minh Châu Âu (EU) đóng cửa trường học và gần như toàn bộ cơ sở kinh doanh, trong nỗ lực thực hiện chiến lược hạn chế tiếp xúc xă hội và cách ly dân số khỏi nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Quốc gia Nam Âu đă trở thành nơi có số ca nhiễm và ca tử vong v́ Covid-19, căn bệnh do SARS-CoV-2 gây nên, cao thứ hai thế giới.
VietBF@sưu tập