Ủy ban Luật gia Quốc tế của Ấn Độ (ICJ) và Hiệp hội Luật sư Ấn Độ đă đệ đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải bồi thường v́ đă để dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan toàn cầu, tạo thành tổn thất to lớn cho thế giới.
Chính quyền thành phố Mumbai của Ấn Độ đă đóng cửa một số khu nhà nghèo vào ngày 3/4. (Ảnh: Adobe Stock)
Theo tờ “Tribune” của Ấn Độ, Ủy ban Luật gia Quốc tế của Ấn Độ và Hiệp hội Luật sư Ấn Độ đă cáo buộc Bắc Kinh bí mật phát triển vũ khí sinh học hủy diệt hàng loạt, với mục đích là mua cổ phiếu ở các nước có nền kinh tế sụp đổ và kiểm soát nền kinh tế thế giới.
Vào ngày 5/4, tờ “Apple Daily” của Hồng Kông đưa tin, Hiệp hội Luật sư Ấn Độ đă đệ đơn khiếu nại lên quốc tế, yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường 20 ngh́n tỷ đô la v́ đă che giấu t́nh h́nh dịch bệnh.
Adish C.Aggarwala – Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Ấn Độ, kiêm Chủ tịch Ủy ban Luật gia Quốc tế của Ấn Độ đă viết trong đơn khiếu nại: “Xét thấy Trung Quốc đă bí mật phát triển vũ khí sinh học để hủy diệt nhân loại trên quy mô lớn, chúng tôi tha thiết khẩn cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc có thể yêu cầu và ra lệnh cho Trung Quốc phải bồi thường tổn hại cho cộng đồng quốc tế và các quốc gia thành viên, đặc biệt là Ấn Độ”.
Theo báo cáo, người khiếu nại tiếp tục chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc đă cố t́nh kiểm duyệt thông tin, che giấu sự thật và chặn lời cảnh báo của các bác sĩ như Lư Văn Lượng khi dịch bệnh mới bắt đầu. Đồng thời, “chính phủ Trung Quốc đă không tiến hành quản chế nghiêm ngặt đối với việc đi du lịch của những người bị nhiễm bệnh, từ đó làm cho dịch bệnh lây lan trên khắp thế giới”.
Trong đơn khiếu nại, Agawara đề cập rằng, sự lây lan của dịch bệnh đă làm cho cung cầu hàng hóa bị mất cân bằng trong nền kinh tế Ấn Độ, cùng với ảnh hưởng của việc thay đổi dân số ở biên giới làm cho “các hoạt động kinh tế của Ấn Độ bị đ́nh trệ, khiến cho nền kinh tế ở địa phương và trên cả thế giới bị ảnh hưởng cực lớn”.
Khiếu nại cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đă tính toán tỉ mỉ cho một “âm mưu” truyền bá virus Trung Quốc (viêm phổi Vũ Hán) trên phạm vi toàn cầu, việc này đă làm trái với quy định của điều khoản “điều lệ y tế thế giới, nhân quyền quốc tế và vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới”.
Do đó, Ấn Độ đă đệ đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu Trung Quốc bồi thường 20 ngh́n tỷ đô la.
Theo một báo cáo khác của “Thời báo kinh tế” Ấn Độ, gần đây, cựu Bộ trưởng Nội vụ Pakistan và Thượng nghị sĩ Rehman Malik của Đảng Nhân dân Pakistan đă viết thư cho tổng thư kư Liên Hợp Quốc Guterres, đề nghị ông thành lập một ủy ban riêng biệt chuyên về virus viêm phổi Vũ Hán để điều tra xem virus này có phải là nhân tạo hay không và nó có nguồn gốc từ đâu.
Tuy nhiên, vào ngày 1/4, Trung Quốc vừa được bổ nhiệm vào Nhóm tư vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong việc bổ nhiệm các chuyên gia điều tra nhân quyền, việc này đă gây ra phản ứng gay gắt.
Ngay lập tức, U.N. Watch, một cơ quan giám sát nhân quyền có trụ sở tại Geneva, đă phản ứng dữ dội với động thái này, nói rằng đó là một điều vô lư và vô đạo đức khi Liên Hợp Quốc cho phép chính quyền Trung Quốc đóng vai tṛ quan trọng trong việc lựa chọn các quan chức nhân quyền.
“Cho phép Trung Quốc, một chế độ áp bức và vô nhân đạo, được chọn lựa các nhà điều tra trên thế giới về quyền tự do ngôn luận, giam giữ tùy tiện và mất tích… giống như đưa một người mắc chứng cuồng phóng hỏa vào làm chỉ huy chữa cháy vậy”, ông Hillel Neuer, Giám đốc điều hành của U.N. Watch cho biết.
VietBF@sưu tập