T́nh h́nh biển Đông có cơ hội nào cho Mỹ khi Trung Quốc “tự bắn vào chân ḿnh”? Trung Quốc đang liên tiếp có các động thái “hung hăng”, khiến các quốc gia láng giềng ở Biển Đông bày tỏ sự quan ngại, giữa lúc các quốc gia này đang tập trung đối phó Covid-19.
Binh sĩ hải quân Trung Quốc.
Bài xă luận đăng tải trên tờ Financial Times (FT) nhận định Trung Quốc đang “tự bắn vào chân ḿnh” khi làm tổn hại quan hệ với các nước láng giềng liên quan đến vấn đề Biển Đông.
“Những hành động hung hăng, quấy rối của Trung Quốc không hề có tác dụng. Nó giúp chúng tôi mở rộng đối thoại với các nước ở khu vực Đông Nam Á, về cách đối phó với Trung Quốc”, một nhà ngoại giao Mỹ ở Đông Nam Á, nói, theo FT.
Trung Quốc đang leo thang căng thẳng ở Biển Đông với hành động dùng tàu hải cảnh đâm ch́m tàu cá Việt Nam; thách thức hoạt động thăm ḍ dầu khí của Malaysia ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); ngang ngược đặt tên đảo, lập quận Tây Sa, Nam Sa để "quản lư" quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; và gần đây nhất là đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Cuối tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng t́nh h́nh đại dịch Covid-19 và hối thúc các quốc gia Đông Nam Á cùng đứng lên đối phó Trung Quốc.
“Điều quan trọng là cách Trung Quốc lợi dụng việc thế giới tập trung vào đại dịch Covid-19 để tiếp tục các hành vi khiêu khích, ép buộc các nước láng giềng ở Biển Đông”, ông Pompeo nói trong cuộc hội đàm qua video với các ngoại trưởng Đông Nam Á.
“Mỹ kiên quyết phản đối các hành động bắt nạt của Trung Quốc, hi vọng các quốc gia khác cũng có chung quan điểm phản đối”, ông Pompeo nói.
Động thái mới của Mỹ đến trong thời điểm Washington “tổng tấn công” Bắc Kinh, từ vấn đề thương mại cho đến đại dịch Covid-19 và vấn đề Biển Đông, theo FT.
Các nhà phân tích không cho rằng Trung Quốc lợi dụng t́nh h́nh Covid-19 để hành động ở Biển Đông. Nhưng việc Trung Quốc “khiêu kích, bắt nạt các quốc gia láng giềng” ở thời điểm này giống như việc “tự bắn vào chân ḿnh”.
“Trung Quốc vẫn hành động theo chiến lược đề ra, nhưng giờ đây đă đưa vấn đề Biển Đông đi xa hơn nhiều so với vài năm trước”, Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á ở CSIS, nói.
“Mỹ coi đây là cơ hội v́ quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đă rơi vào bế tắc”, ông Poling nói.
Kể từ năm 2012, Trung Quốc đă đơn phương xây đảo nhân tạo phi pháp, thành lập lực lượng dân quân biển nhằm chiếm trọn một khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Điều này vấp phải sự phản đối của các nước láng giềng và cả cộng đồng quốc tế.
Các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ từ thời chính quyền người tiền nhiệm Barack Obama chỉ giới hạn đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực. Nhưng các nhà phân tích nhận thấy sự thay đổi, khi Mỹ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á hơn dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các nhà phân tích nhận định, các sự kiện xảy ra gần đây ở Biển Đông đang mở ra cơ hội để Mỹ tích cực hợp tác hơn nữa với các nước trong khu vực, cùng như tạo cơ hội để các nước Đông Nam Á cùng nhau t́m kiếm giải pháp chung cho vấn đề Biển Đông, theo FT.
“Điều thú vị là Philippines đă bày tỏ sự ủng hộ với Việt Nam, sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu cá Việt Nam”, Bec Strating, chuyên gia về Biển Đông ở Đại học LA Trobe, Melbourne, Úc, nói.
“Cũng rất đáng chú ư khi Úc tham gia tập trận quân sự cùng tàu chiến Mỹ ở Biển Đông”, Michael O’Hanlon, nhà phân tích chính trị tại viện Brookings ở Mỹ, nói. “Mỹ đang có vị thế mạnh mẽ hơn nhiều trong chiến lược phản đối hành động ngang ngược, đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông”.