Hăng AP tiết lộ kết quả sau một cuộc điều tra: Hơn một tuần sau khi ba pḥng thí nghiệm của chính phủ giải mă đầy đủ thông tin, Trung Quốc mới công bố bản đồ gen nCoV.
Cuộc điều tra của AP dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn và những tài liệu nội bộ. Hăng thông tấn Mỹ cho hay lư do Trung Quốc tŕ hoăn công bố thông tin trên là do sự kiểm soát thông tin chặt chẽ và sự cạnh tranh trong hệ thống y tế cộng đồng.
Các pḥng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc chỉ công bố bản đồ gen nCoV sau khi một pḥng thí nghiệm khác đăng nó lên một trang web về virus học hôm 11/1. Thêm vào đó, họ c̣n tŕ hoăn ít nhất thêm hai tuần trước khi cung cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dữ liệu chi tiết về các ca nhiễm và bệnh nhân, theo bản ghi âm các cuộc họp nội bộ hồi tháng một của WHO.
Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hôm 14/5. Ảnh: Reuters.
AP cho biết trước công chúng, giới chức WHO ca ngợi Trung Quốc "ngay lập tức" chia sẻ bản đồ gen nCoV bởi muốn vận động họ cung cấp thêm thông tin. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, họ phàn nàn rằng Bắc Kinh không chia sẻ đủ dữ liệu để đánh giá mức độ lây lan của virus giữa con người, hoặc nguy cơ tiềm ẩn với thế giới, gây mất thời gian.
"Chúng tôi mới nhận được lượng thông tin vô cùng khiêm tốn. Rơ ràng chừng đó chưa đủ để vạch ra kế hoạch thích hợp", nhà dịch tễ học người Mỹ Maria Van Kerkhove, người đang dẫn dắt vấn đề kỹ thuật liên quan đến Covid-19 cho WHO, nói trong một cuộc họp nội bộ.
"Hiện nay, họ cung cấp thông tin cho chúng tôi chỉ 15 phút trước khi chúng xuất hiện trên truyền h́nh nhà nước Trung Quốc", tiến sĩ Gauden Galea, quan chức WHO hàng đầu tại Trung Quốc, nói trong một cuộc họp khác.
AP đánh giá những thông tin họ mới phát hiện cho thấy sự bế tắc của WHO khi cố gắng thu thập thêm dữ liệu về Covid-19 khi quyền lực có hạn. Luật pháp quốc tế bắt buộc các quốc gia báo cáo cho WHO những thông tin có thể tác động đến sức khỏe cộng đồng, nhưng cơ quan này không có quyền thực thi và không thể điều tra độc lập về dịch bệnh bên trong các nước. Thay vào đó, họ phải dựa vào sự hợp tác của các quốc gia thành viên.
AP c̣n cho biết các nhân viên WHO từng tranh luận về cách buộc Trung Quốc cung cấp thông tin mà không "chọc giận" giới chức nước này.
Ali Mokdad, giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ, nhận định rất nhiều người sẽ được cứu nếu WHO và Trung Quốc hành động nhanh hơn. Tuy nhiên, ông cùng các chuyên gia khác cũng lưu ư nếu WHO kiên quyết hơn với Trung Quốc, họ thậm chí có thể không nhận được bất kỳ thông tin nào.
Tại cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) tháng trước, các nước thành viên WHO nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi "đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện" về phản ứng quốc tế với Covid-19, bao gồm cả việc xem xét những hành động của WHO.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc WHO thông đồng với Trung Quốc để che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19, tuyên bố cắt quan hệ với cơ quan này. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tuyên bố Bắc Kinh luôn cung cấp thông tin cho WHO và thế giới "một cách kịp thời nhất".
VietBF@sưu tập