Việc Trung QUốc bành chướng ở Biển Đông đă khiến nhiều nước nhỏ trong khu vực gặp khó khăn. Không chỉ dừng lại ở Biển Đông, Trung Quốc đang có dấu hiệu xâm lấn cả Bắc Cực. Ngay lúc này, Mỹ đă lên tiếng về việc xâm chiếm bất hợp pháp ở Trung Quốc.
Đô đốc James Foggo, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi mới đây đă đưa ra lời cảnh báo rằng, Trung Quốc đang t́m cách bành trướng ở Bắc Cực như ở Biển Đông và yêu các đồng minh NATO nên duy tŕ mối quan hệ chặt chẽ để bảo vệ lợi ích của họ ở Bắc Cực.
Đô đốc James Foggo, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi
“Trung Quốc có tiền lệ trong việc đưa ra những tuyên bố không có căn cứ về tuyến đường biển quốc tế ở Biển Đông, v́ vậy nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ t́m cách bẻ cong quy tắc để t́m cách có lợi cho họ ở Bắc Cực” - Đô đốc Foggo cảnh báo.
Ông nói thêm: "Trong thập kỷ qua rất nhiều đă thay đổi. Mười năm trước, các quan chức Mỹ có thể h́nh dung làm việc với Trung Quốc và Nga.
Nhưng đó là trước khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp từ Ukraine. Đó là trước khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng và củng cố các đảo ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đó là trước khi cả hai quốc gia bắt đầu xây dựng quân đội khổng lồ và trước khi cả hai quốc gia tiến hành các hoạt động không gian mạng chống lại các quốc gia khác. Cuối cùng, đó là trước khi Nga và Trung Quốc can thiệp vào chính trị trong nước [Mỹ- ND]".
Đô đốc Foggo nhấn mạnh, các hoạt động của Bắc Kinh tại đây - cũng như ở châu Phi và châu Âu – đặt ra mối lo ngại về mặt an ninh cho Mỹ và các thành viên khác của liên minh an ninh xuyên Đại Tây Dương.
“Trung Quốc thậm chí c̣n tự đơn phương coi ḿnh là một quốc gia cận Bắc Cực. Họ đang để mắt tới các cơ hội đầu tư từ khai thác tài nguyên thiên tới các tuyến giao thương hàng hải tiềm năng trong tương lai như Con đường Tơ lụa Bắc Cực” - ông Foggo nói.
Đô đốc Mỹ cảnh báo thêm: "NATO không c̣n có thể bỏ qua các hoạt động của Trung Quốc ở châu Âu... Những thứ như 5G - con ngựa thành Troia. Mua cơ sở hạ tầng cảng và sáng kiến Một vành đai, Một con đường."
Theo truyền thống, Bắc Cực được quản lư bởi một cơ quan gồm 8 nước được gọi là Hội đồng Bắc Cực, bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Những quốc gia này đều có chủ quyền với các vùng đất trong Ṿng cực Bắc và có quyền quyết định với các chính sách quản lư khu vực này.
Trung Quốc, dù không phải là một quốc gia vùng Bắc cực, đang ngày càng tăng cường hoạt động trong khu vực này và đă trở thành một thành viên quan sát của Hội đồng Bắc cực kể từ năm 2013. Điều này gây quan ngại cho các quốc gia vùng Bắc cực về những mục tiêu chiến lược dài hạn của Bắc Kinh, bao gồm cả việc triển khai quân sự.
Tàu phá băng của Trung Quốc đến Bắc Cực.
Vào tháng 1/2018, Trung Quốc công bố sách trắng Bắc Cực đầu tiên của nước này, với tiêu đề "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc", trong đó tuyên bố các vấn đề của Bắc Cực giờ đây "vượt ra ngoài các quốc gia trong Ṿng cực Bắc hoặc bản chất của khu vực", cho rằng những ǵ xảy ra trong khu vực đều “ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia bên ngoài khu vực và lợi ích của toàn bộ cộng đồng quốc tế nói chung".
Sách trắng Bắc Cực của Trung Quốc lập luận việc băng tan ở khu vực này sẽ mở ra các tuyến đường biển và cho phép tiếp cận với các tài nguyên thiên nhiên, do đó nâng tầm các giá trị chiến lược và kinh tế của vùng này. Trung Quốc sau đó cũng tuyên bố nước này về mặt địa lư là quốc gia “cận Bắc Cực" và là "một bên liên quan quan trọng đối với các vấn đề Bắc Cực", nói rằng những thay đổi môi trường ở Bắc Cực có "tác động trực tiếp đến hệ thống khí hậu và môi trường sinh thái của Trung Quốc".
Phía Mỹ đă nhiều lần bác bỏ tuyên bố này và khẳng định rằng chỉ có "các quốc gia ở Bắc Cực" và "các quốc gia không thuộc Bắc Cực", không chấp nhận tuyên bố của Bắc Kinh về việc Trung Quốc là một quốc gia cận Bắc Cực”, mô tả ư đồ của Bắc Kinh là nhằm “đảo lộn” trật tự, đồng thời cũng không quên dẫn chứng về các hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
VietBF Sưu Tầm