Quyết định truy nă Trump của Iran được cho là chỉ mang tính biểu tượng, nhưng mục tiêu chính dường như nhằm châm ng̣i phản ứng quốc tế với Mỹ.
Iran hôm qua phát lệnh truy nă Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng 35 người khác mà họ cáo buộc liên quan đến vụ không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, vào ngày 3/1 tại Baghdad, Iraq.
Ali al-Qasimehr, công tố viên hàng đầu của Tehran, cho biết họ có ư định theo đuổi việc truy tố Trump với cáo buộc giết người và hoạt động khủng bố ngay cả sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, đồng thời kêu gọi Tổ chức Cảnh sát H́nh sự Quốc tế (Interpol) phát lệnh truy nă đỏ với ông chủ Nhà Trắng cùng 35 người trên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại thành phố Marinette, bang Wisconsin, hôm 25/6. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, trong một thông báo gửi đi sau đó, Interpol cho biết theo hiến chương của họ, tổ chức "nghiêm cấm thực hiện bất cứ hành vi can thiệp nào, hoặc việc liên quan tới người hoạt động chính trị, quân sự, tôn giáo, chủng tộc".
"Do đó, theo những quy định trong hiến chương và quy tắc của chúng tôi, trong trường hợp những yêu cầu có tính chất như vậy được gửi tới Tổng thư kư của tổ chức, Interpol sẽ không xem xét chúng", thông báo có đoạn, nhưng không đề cập cụ thể tới lời kêu gọi của Iran.
Interpol chịu trách nhiệm điều phối các nỗ lực của cảnh sát quốc tế, nhưng không có thẩm quyền bắt hoặc buộc các quốc gia thay mặt chính phủ nước khác bắt ai đó. Lệnh truy nă đỏ của tổ chức không phải lệnh bắt, mà đóng vai tṛ như một lời đề nghị "lực lượng thực thi pháp luật toàn cầu xác định vị trí và tạm thời bắt một người đang chờ dẫn độ, ra đầu thú, hoặc hành động pháp lư khác", Interpol cho hay.
Theo b́nh luận viên Negar Mortazavi của Independent, lệnh truy nă Trump của Iran được coi là một động thái chính trị khá táo bạo, nhưng không có khả năng gây ra bất cứ hệ quả pháp lư nào với Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, hành động của họ được cho là nhằm thu hút sự chú ư của dư luận và làm dấy lên câu hỏi về vai tṛ của các tổ chức quốc tế.
"Iran đang sử dụng hệ thống quốc tế như cách Mỹ vẫn làm. Washington rơ ràng phớt lờ những nghĩa vụ và luật pháp quốc tế mỗi khi thấy thích hợp, nhưng lại dùng hệ thống toàn cầu đó để hợp pháp hóa những hành động chống lại 'đối thủ' của họ", Assal Rad, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Người Mỹ gốc Iran Quốc gia, tổ chức phi chính phủ ở Washington, nêu ư kiến.
Do đó, mục tiêu thật sự của Iran trong lệnh truy nă này dường như là thúc đẩy các phản ứng và làm dấy lên làn sóng chỉ trích "đạo đức giả" của Mỹ, ngay cả khi bản thân họ cũng bị hoài nghi, Rad nói thêm.
Sanam Vakil, chuyên gia về Iran tại viện nghiên cứu Chatham House ở Anh, đánh giá việc Iran chọn động thái mang tính biểu tượng này là quyết định không bất ngờ, nói thêm rằng vụ hạ sát Soleimani đă trở thành một trong những bằng chứng giúp Tehran chứng minh Washington "bất chấp công lư".
"Iran vẫn chưa quên mối thù ngày 3/1. Soleimani là người thực sự quan trọng đối với chính quyền và có sức ảnh hưởng rộng lớn trong công chúng. V́ vậy, việc họ sử dụng các cơ quan quốc tế nhằm phản kháng một cách tượng trưng có thể ẩn chứa thông điệp rằng mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt", Vakil nhận định.
Việc Trump ra lệnh hạ sát Soleimani được cho là bước leo thang nghiêm trọng, thậm chí đưa Washington và Tehran đến bờ bực chiến tranh, và căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt suốt những tháng qua. Phần lớn xung đột hiện nay bắt nguồn từ việc Trump hồi năm 2018 rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa 6 cường quốc với Iran, đồng thời tăng cường trừng phạt với Tehran, bất chấp sự phản đối của những nước c̣n lại trong thỏa thuận.
"Bên trong nội bộ, Iran có lẽ ngày càng chịu nhiều sức ép trong nhiệm vụ duy tŕ phản ứng đối với cái chết của Soleimani", Vakil cho hay, nói thêm rằng dù đă tiến hành những vụ tấn công nhằm vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq ngay sau vụ hạ sát, "Iran vẫn t́m kiếm một số h́nh thức trả đũa" khác.
Việc phát lệnh truy nă Trump do nhánh tư pháp của Iran, nơi những quan chức bảo thủ kiểm soát, dẫn đầu. Trong khi đó, chính phủ Iran, dưới sự lănh đạo của Tổng thống ôn ḥa Hassan Rouhani, vẫn giữ im lặng. T́nh h́nh nội bộ Iran hiện vẫn chưa được làm rơ.
Các nhóm hoạt động và chuyên gia luật quốc tế đặt ra câu hỏi liệu vụ hạ sát Soleimani, cùng một số cuộc không kích khác của Mỹ, có hợp pháp hay không. Trump giải thích rằng vụ không kích giết Soleimani nhằm ngăn chặn "cuộc tấn công tiềm tàng sắp xảy ra" của Tehran. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cáo buộc tướng Iran đang chuẩn bị một kế hoạch hành động đe dọa tính mạng công dân Mỹ.
"Từ góc độ pháp lư, các nước có thể tiêu diệt mục tiêu nếu mối đe dọa là hiển hiện và không c̣n lựa chọn nào khác", Sina Azodi, chuyên gia tại Hội đồng Atlantic ở Washington, nói.
Tuy nhiên, chính quyền Trump tới nay vẫn chưa cung cấp bất cứ bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy tướng Soleimani trên thực tế đang chuẩn bị "một cuộc tấn công tiềm tàng" và rằng hạ sát ông là lựa chọn duy nhất của Mỹ, Azodi nói thêm.
Mỹ đă ám sát vị tướng vĩ đại của chúng ta. Chúng ta sẽ không bỏ qua việc này", Tổng thống Iran Rouhani tuyên bố hồi tháng 3.
VietBF @ Sưu Tầm