Vẫn c̣n hơn bốn tháng nữa mới đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng đă có nhiều dự đoán về bối cảnh mới của nền chính trị Mỹ sau thời điểm bỏ phiếu vào ngày 3/11.
Đối với Nga, ai làm ông chủ Nhà Trắng cũng không khác nhau.
Nín thở chờ đợi
Giới quan sát trên khắp thế giới đang theo sát những diễn biến thăng trầm của chiến dịch bầu cử, những cuộc thăm ḍ dư luận liên tục và những bê bối xoay quanh Tổng thống Donald Trump và đối thủ của ông - Joseph Biden.
Tṛ chơi chính trị nước Mỹ đang trở thành một cuộc đua hấp dẫn chưa từng có, không chỉ đối với công dân trong nước, mà c̣n đối với phần c̣n lại của thế giới.
Đức, Canada, Trung Quốc và Mexico rơ ràng sẽ ủng hộ ứng cử viên từ đảng Dân chủ, trong khi Israel, Ba Lan, Brazil và Ấn Độ được cho là sẽ tiếp tục ủng hộ ông chủ hiện tại ở Nhà Trắng.
Kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 sẽ mang đến những tác động sâu sắc đối với tất cả các quốc gia này, trên cả hai mặt tích cực và cả tiêu cực.
Nhưng đối với Nga, ư nghĩa lịch sử của cuộc bầu cử Mỹ có lẽ chỉ dừng lại ở mức độ bàn luận. Từ lâu, Nga vẫn luôn là người đứng ngoài cuộc.
Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dường như không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến mối quan hệ giữa Washington và Moscow, chuyên gia Andrey Kortunov từ Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, nhận định.
Ai “lên ngôi” sẽ tốt cho Nga?
Từ lâu, các quan điểm áp đặt thường cho rằng Điện Kremlin luôn ngầm ủng hộ cho ông Donald Trump, bởi tổng thống đương nhiệm nước Mỹ được cho là mang lại những sự ưu ái cho nước Nga, hay nói cách khác là "người bạn" duy nhất của Tổng thống Vladimir Putin ở Washington – thậm chí là toàn bộ thế giới phương Tây.
Đúng là Tổng thống Trump đă không che giấu sự tôn trọng của ḿnh đối với nhà lănh đạo Nga, nhưng ông Trump cũng làm điều tương tự đối với các nhà lănh đạo của Trung Quốc và thậm chí cả Triều Tiên.
Cũng đúng là ông đă không ngần ngại buông những lời chỉ trích đối với các đồng minh thân thiết của Mỹ, Liên minh châu Âu và thậm chí cả NATO. Và sự thật là Tổng thống Trump đă gây ra tác hại đáng kể cho sự thống nhất của phương Tây.
Nhưng trên thực tế, “sự ưu ái” mà ông Trump mang lại cho Moscow là ǵ? Đó là một loạt các lệnh trừng phạt kinh tế vô căn cứ - từ vấn đề Ukraine đến Syria, từ vũ khí hóa học đến hợp tác năng lượng của Nga với Đức.
Một cuộc chiến ngoại giao chưa từng có đă biến Đại sứ quán Nga ở Washington thành một pháo đài bị bao vây, hay gia tăng áp lực đối với các đối tác chiến lược và đồng minh của Moscow, từ Iran và Syria đến Cuba và Venezuela.
Có thể nói, “sự ưu ái” đó chưa hề tồn tại, thậm chí đổi lại là sự khắc nghiệt.
Dù Tổng thống Trump luôn muốn thiết lập đối thoại với Nga, nhưng chưa bao giờ ông có thể làm được điều đó khi các thành viên Quốc hội Mỹ luôn ngăn cản.
Ngay cả những nỗ lực khiêm tốn nhất để đi đến một sự hài ḥa với Điện Kremlin cũng không thành. Nói cách khác, Tổng thống Trump có vẻ muốn điều tốt nhất, nhưng mọi thứ lại diễn ra không như mong muốn.
Theo chuyên gia Andrey Kortunov, trong chính trị, mong muốn hoặc thái độ thể hiện của các nhà lănh đạo không phải là điều quan trọng. Chính trị, như đă nói, là “nghệ thuật của sự có thể”. Điều đáng quan tâm nhất là khả năng của các nhà lănh đạo trong việc đạt được các mục tiêu mà họ đă đặt ra.
Dù cho Tổng thống Trump đă thể hiện những nỗ lực tích cực với người đồng cấp Putin nhưng trên thực tế, quan hệ của cả hai cũng không được như mong đợi.
Quan hệ giữa Mỹ và Nga đă không được cải thiện trong bất kỳ lĩnh vực nào trong thời gian ông Trump làm tổng thống. Ngược lại, quan hệ hai nước đă tiếp tục xấu đi trên tất cả các mặt trận.
Quan hệ vẫn tồi tệ
Kinh nghiệm trong quá khứ chỉ ra rằng, chỉ có một tổng thống Mỹ nắm quyền lực tối cao, có sự ủng hộ rộng răi của giới tinh hoa chính trị, mới có khả năng phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga.
Chỉ có một tổng thống mạnh mẽ mới có thể tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thành công, giành chiến thắng trước Quốc hội, khuất phục các đối thủ chính trị trong nước và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các cam kết đă đưa ra.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, giới tinh hoa Mỹ vẫn chia rẽ trong suốt ba năm rưỡi vừa qua, và chính sự chia rẽ này đă có tác động tàn phá đối với các mối quan hệ Mỹ-Nga.
Thật không may, có mọi lư do để tin rằng nếu như Joe Biden trở thành nhà lănh đạo mới của nước Mỹ, ông cũng sẽ tiếp tục là một “tổng thống yếu quyền lực” khác như cách mà một số người vẫn b́nh luận về ông Trump. Bởi vậy, mối quan hệ hai nước sẽ tiếp tục được xây dựng trên cơ sở sự hợp tác ở mức thấp, có nghĩa là sự tiếp tục của quá tŕnh đối đầu hiện tại.
Điều này xuất phát từ lư do giới tinh hoa chính trị và tài chính ở Mỹ không hề lay chuyển quan niệm thù địch của họ đối với Nga.
Đối với Biden, nhân vật này có thể sẽ mang đến những thuận tiện hơn cho Điện Kremlin so với người tiền nhiệm hiện tại. Nhưng sẽ không ngạc nhiên khi ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ tiếp tục khuấy động trở lại vấn đề Ukraine mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Mặt khác, ông có thể sẽ đưa ra một lập trường mang tính xây dựng hơn trong các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và rất có thể giảm bớt áp lực đối với Iran. Dĩ nhiên, ông Biden sẽ không dành nhiều lời khen ngợi cho Tổng thống Vladimir Putin, nhưng cách tiếp cận quan hệ với Moscow của ông có thể phù hợp và dễ đoán hơn ông Trump.
Dù có chuyện ǵ xảy ra, sự đổi ngôi trong Nhà Trắng không phải là lư do khiến các chiến lược gia Điện Kremlin mất ngủ vào đêm ngày 3/11 để nh́n chằm chằm vào màn h́nh máy tính khi kết quả của cuộc bầu cử công bố.
Kết quả đó có tầm quan trọng quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng không phải đối với Nga. Ván bài chưa ngă ngũ, c̣n quá sớm để biết hồi kết cho "cuộc chơi", song có lẽ dù thế nào, lịch sử quan hệ Nga - Mỹ vẫn sẽ chưa thể bước sang trang mới.