Đập Tam Hiệp, sự thật chưa từng tiết lộ về cuộc đại di dời hơn 1 triệu người. Từ năm 1993 đến 2010 có khoảng 1,4 triệu người Trung Quốc đã bị di dời để nhường chỗ cho đập Tam Hiệp. Dó là dự án thủy điện lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử vốn gây ra nhiều tranh cãi nhiều thập kỷ qua.
Người dân di chuyển ngược xuôi sông Dương Tử tại bến thuyền thuộc địa phận huyện Wushan, Trùng Khánh năm 1997.
Sau khi nỗ lực hết sức thực hiện nhiệm vụ của mình với tư cách là một quan chức cấp cơ sở trong cuộc "đại di dời" hơn 1 triệu người để thực hiện dự án đập Tam Hiệp, ông Ran Shaozhi được chính phủ trung ương ở Bắc Kinh phong tặng danh hiệu là Người tiên phong cải cách nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa.
Ông Ran, từng giữ chức Chủ tịch của thị trấn Anping, quận Fengjie, phía tây nam thành phố Trùng Khánh, và từng chịu trách nhiệm di dời làng Santuo, ngôi làng đầu tiên phải di dời để xây dựng dự án thủy điện lớn nhất hành tinh trên sông Dương Tử - đập Tam Hiệp.
Theo Tân Hoa xã, thời đó, nhiệm vụ ông Ran được giao rất nặng nề, khó khăn vì thật sự rất khó để thuyết phục 1.100 người dân làng Santuo, vốn sống trên những ngọn núi ven sông Dương Tử phải bỏ nhà cửa, rời xa quê hương - nơi chôn rau cắt rốn của họ.
Để thực hiện nhiệm vụ đã được giao, ông Ran, dù bị viêm khớp nặng vẫn cố gắng cuốc bộ lên núi, vượt qua những con đường dốc đá hiểm trở, cheo leo tới từng hộ gia đình trong suốt nửa năm để thuyết phục họ.
Người đàn ông đứng trên núi nhìn xuống dòng sông Dương Tử ở huyện Wuxia, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Ông Ran cho biết, ban đầu, người làng ai cũng mạnh mẽ phải đối kế hoạch di dời. và không ít người còn nguyền rủa ông khi biết rằng, nhà cửa và quê hương của họ sẽ bị nhấn chìm mãi mãi trong lòng hồ chứa Tam Hiệp một khi dự án bắt đầu khởi công.
Người Trung Quốc, đặc biệt là những người nông dân vốn xem nơi chôn rau cắt rốn là rất thiêng liêng. Họ sống với tâm niệm được sinh ra rồi cuối đời, khi nhắm mắt xuôi tay được nằm xuống trên mảnh đất quê hương. Họ cũng vô cùng lo lắng và trăn trở về sinh kế nếu phải chuyển đến một vùng đất nới.
"Tái định cư chỉ có thể thành công nếu chúng ta có thể giúp người di cư tìm việc làm và kiếm tiền", ông Ran cho biết.
Để giúp người làng ổn định cuộc sống khi chuyển đến vùng đất mới cách quê nhà của họ 3 km, ông Ran đã nảy ra ý tưởng cải tạo đất để phát triển nghề trồng cam và kinh doanh vận tải trên những tuyến đường mới mở.
Bên cạnh đó, ông cũng lập ra một hệ thống giám sát chặt chẽ để đảm bảo không xảy ra hiện tượng tham nhũng khi phân phát tiền hỗ trợ người dân di dời tới thị trấn Anping 30 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,4 triệu USD).
Ông Ran cho biết, mỗi lần sử dụng tiền, cần phải có tới 5 chữ ký bao gồm chữ ký của nhà thầu dự án, quan chức nhập cư, kế toán và người đứng đầu chính quyền thị trấn.
Nhờ sự tận tâm và những quyết sách quyết liệt, minh bạch trong tài chính, năm 1996, tất cả 1.100 người ở làng Santuo đã vui vẻ rời khỏi những ngôi nhà lụp xụp của họ để chuyển về nhà mới khang trang được chính quyền xây dựng sẵn với đầy đủ tiện ích như nước máy, đường nhựa và truyền hình cáp.
Bà Yu Duxiang, 55 tuổi, giờ đây cảm thấy rất biết ơn dự án tái định cư vì hiện bà đang được hưởng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
"Chúng tôi có thể kiếm được hơn 100.000 nhân dân tệ (14.580 USD) nhờ vườn cam hơn 300 cây", bà nói và cho biết con trai bà đang điều hành một doanh nghiệp vận tải trong thị trấn.
Năng lực sản xuất cam hàng năm tại làng Santuo đạt 9.000 tấn vào năm 2018 với giá trị hơn 45 triệu nhân dân tệ.
Vào tháng 12/2018, 100 người Trung Quốc, bao gồm ông Ran, đã được trao huy chương Người tiên phong cải cách, vì họ là "người làm nên sự vĩ đại của công cuộc cải cách và mở cửa và là nguồn sức mạnh để thúc đẩy chiến dịch bắt đầu từ hơn 40 năm trước.
Khi nhận huy chương, ông Ran tuyên bố, phần thưởng cao quý này thuộc về tất cả người dân làng ông.
"Tái định cư cho hơn một triệu người cho một dự án là một phép màu và tôi may mắn được góp sức mình vào đó", Tân Hoa xã dẫn lời ông Ran cho biết.
VietBF@ sưu tầm.