Bệnh nhân thận nếu mắc Covid-19 nguy cơ tiến triển nặng, các loại thuốc điều trị chưa khả quan, v́ vậy cần được ưu tiên tiêm vaccine để pḥng ngừa.
Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Gia Tuyển, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo như trên đối với người bệnh thận muốn tiêm vaccine Covid-19.
Nghiên cứu các tài liệu trên thế giới, phó giáo sư Tuyển nhận thấy Covid-19 dễ gây tổn thương ở những người có bệnh thận mạn tính. Khi mắc Covid-19, bệnh nhân thận có nguy cơ tử vong cao hơn và diễn biến nặng nhiều hơn, trong khi đó chưa có thuốc ngăn chặn hệ quả này.
Các dữ liệu cho thấy vaccine Covid-19 hiện an toàn trên nhóm người mắc bệnh thận. Ngoài ra, nghiên cứu sâu hơn về mức độ bảo vệ của vaccine trên nhóm bệnh nhân thận đang được triển khai. Một số quốc gia trên thế giới như Anh và Mỹ đă khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho người mắc bệnh thận. V́ vậy, người có bệnh thận mạn nên được ưu tiên chủng ngừa vaccine Covid-19, ưu tiên lựa chọn vaccine có hiệu lực cao, tuy nhiên cần sàng lọc và theo dơi cẩn thận trước, trong và sau khi tiêm.
Theo phó giáo sư Tuyển, loại vaccine Covid-19 cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Họ thường bị suy giảm hệ miễn dịch, cần tránh các vaccine sử dụng virus sống. Đây là loại vaccine chứa virus được làm yếu đi để không có khả năng gây bệnh, nhằm tạo miễn dịch gần giống tự nhiên.
Các vaccine AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna được khuyến cáo an toàn khi sử dụng, tuy nhiên chưa rơ hiệu lực bảo vệ trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Các dữ liệu về những vaccine trước đây, ví dụ vaccine cúm, cho thấy nồng độ kháng thể đặc hiệu được tạo ra và thời gian duy tŕ miễn dịch sau tiêm có thể thay đổi nhiều trên nhóm người bệnh này.
Trong thử nghiệm lần ba, vaccine BNT162b2 của Pfizer-BioNTech, mRNA-1273 của Moderna và ChAdOx1 nCoV-19 của AstraZeneca có hiệu quả ngăn chặn nCoV lần lượt là 95%, 94,1% và 70,4%. Như vậy, vaccine mRNA có thể tạo ra miễn dịch bảo vệ đáng tin cậy hơn vaccine ChAdOx1 nCoV-19, thích hợp hơn cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Sau tiêm, họ cần thực hiện thường xuyên các xét nghiệm miễn dịch tế bào để kiểm tra đáp ứng vaccine.
Các đặc điểm như tuổi, giới tính, tiền sử bệnh thận đang mắc và phác đồ điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine.
Theo lư thuyết, những bệnh nhân không xuất hiện hoặc đáp ứng miễn dịch kém sau khi tiêm vaccine, có thể lựa chọn tiêm thêm liều bổ sung, hoặc chuyển sang phương án sử dụng loại vaccine khác, hoặc chủng ngừa vaccine qua niêm mạc đường hô hấp (vaccine dạng xịt, nhỏ mũi). Cách chủng ngừa qua niêm mạc đường hô hấp sẽ gây miễn dịch mạnh mẽ, tác dụng bảo vệ trong giai đoạn đầu nhiễm nCoV, có thể hiệu quả cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Các bệnh nhân thận đang lọc máu theo chu kỳ càng cần tiêm chủng do các cơ sở lọc máu có nguy cơ lây nhiễm nCoV rất cao. Tương tự, nhóm này cũng cần thường xuyên đo nồng độ kháng thể trong máu để được lên lịch tiêm chủng tối ưu.
Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như thận hư, lupus, ghép thận, cần được tư vấn và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm. Về nguyên tắc không có chống chỉ định chung cho nhóm bệnh nhân này đối với tiêm vaccin Covid-19. Việc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng sinh miễn dịch kháng virus, do đó nhóm này có thể dùng vaccine có hiệu năng cao hoặc số lần tiêm cần nhắc lại, dựa trên đánh giá nồng độ kháng thể chống lại nCoV.
"Tóm lại, những bệnh nhân thận mạn tính vẫn có thể tiêm vaccine pḥng Covid-19, thậm chí c̣n nên là nhóm ưu tiên do có bệnh nền và khi mắc bệnh thường bị tăng nặng", phó giáo sư Tuyển cho biết.
Trước khi tiêm, nhân viên y tế và bệnh nhân thận cần thảo luận thẳng thắn, rơ ràng về lợi ích, nguy cơ, rủi ro, và các thông tin liên quan tới tiêm vaccine Covid-19. Trong lúc các nghiên cứu về vaccine trên người bệnh thận được thực hiện, mọi người cần hiểu và được tư vấn áp dụng các biện pháp an toàn như giăn cách xă hội, đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn... để tránh bị nhiễm bệnh.
|
|