Vào nhân dịp kỷ niệm 60 năm súng chống tăng RPG-7 (hay B-41 ở Viêt Nam) được Quân đội Liên Xô đưa vào biên chế chính thức (16/6/1961 - 16/6/2021) tờ Svpressa, Quân giải phóng cùng súng chống tăng RPG-7 đă giáng cho giặc Mỹ những tổn thất nặng trên chiến trường cùng với đó là những chiếc công độc nhất vô nhị.
Súng chống tăng huyền thoại của Liên Xô
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm súng chống tăng RPG-7 (hay B-41 ở Viêt Nam) được Quân đội Liên Xô đưa vào biên chế chính thức (16/6/1961 - 16/6/2021) tờ Svpressa đă có bài phân tích lư giải nguyên nhân v́ sao mẫu vũ khí này trở thành một huyền thoại bên cạnh súng trường tấn công AK-47. Cũng sau chừng đó năm RPG-7 vẫn được Quân đội Nga trọng dụng.
Cũng theo Svpressa, hiện tại, RPG-7 là trang bị tiêu chuẩn của các đơn vị bộ binh Nga bên cạnh súng trường tấn công AK-74. Không hiếm để bắt gặp h́nh ảnh binh sĩ Nga sử dụng RPG-7 trong các hoạt động huấn luyện cho đến tập trận bắn đạn thật.
Sự phổ biến của súng chống tăng RPG-7 được thể hiện qua việc từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, hơn 9 triệu khẩu đă được sản xuất kể từ đó cho đến nay. Đây là mẫu vũ khí chống tăng được ưa chuộng nhất trên thế giới, nó được sử dụng trong hầu hết các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang lớn trong hơn 50 năm qua, bao gồm cả cuộc chiến ở Syria.
Điều đáng nói là ngay cả các quốc gia không "quư mến" ǵ Nga như Mỹ cũng ưa chuộng RPG-7 với các biến thể riêng của họ như USA RPG-7 và Mk.777. Các biến thể RPG được sản xuất theo giấy phép của Liên Xô và Nga sau này cũng đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Binh sĩ Nga huấn luyện với súng chống tăng RPG-7. Ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Ví dụ, ở Bulgaria, RPG-7 được gọi là ATGL, ở Georgia - RPG-7G, ở Ai Cập - Sakr RPG-7, ở Iraq - Al-Nassira, ở Iran - DIO RPG 7 Saghegh, ở Trung Quốc - RPG kiểu 69, ở Romania - AG -7, ở Sudan - Sinar.
Việc RPG-7 có thể được sản xuất ở nhiều quốc gia như vậy phần lớn là nằm ở thiết kế đơn giản của nó, quá tŕnh gia công chi tiết có thể được thực hiện với các mẫu máy cơ khí tiêu chuẩn. Ưu điểm này của RPG-7 một phần nào đó được thừa hưởng từ "người tiền nhiệm" RPG-2 (B40).
Các bộ phận chính của khẩu RPG-7 gồm ống phóng đạn có thiết kế không giật với đường kính 40mm, đi kèm với đó là thước ngắm cơ khí hoặc thước ngắm quang học PGO-7. Súng được trang bị nhiều loại đạn khác nhau cho từng nhiệm vụ nhất định.
Với cơ chế bắn đơn giản, sẽ sử dụng, huấn luyện bắn RPG-7 không mất quá nhiều thời gian. Chỉ với vài bài bắn cơ bản xạ thủ đă có thể sử dụng thành thạo súng.
Thiết kế đơn giản, tin cậy và hiệu quả của RPG-7 được đánh giá cao, nó không sợ bùn lầy hay cát sa mạc. V́ những phẩm chất này, RPG-7 đă bén rễ với nhiều quân đội trên thế giới.
Súng chống tăng RPG-7 cùng các biến thể đạn PG-7 đi kèm. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin.
Cỡ ṇng ống phóng đạn RPG-7 là 40mm, trọng lượng 6,3kg và chiều dài 950mm. Trọng lượng của đạn từ 2,6 đến 4,5kg, mỗi xạ thủ có thể mang theo từ 2-3 quả đạn với túi mang sau lưng.
Ở các phiên bản đầu, RPG-7 sử dụng đạn lơm đường kính 85mm PG-7V với khối lượng 2,2 kg, xuyên được 260mm giáp. Vào cuối những năm 1960, đạn PG-7VM đă được chế tạo với ng̣i nổ cải tiến, đường kính đạn giảm xuống c̣n 70mm, nhưng có khả năng xuyên giáp tới 300mm.
Loại đạn tiếp theo của RPG-7 là PG-7VS, có khả năng xuyên thép tới 400mm, nhưng cỡ đạn quay trở lại là 80mm. Vào cuối những năm 1970, đạn PG-7VL "Luch" với đầu đạn cỡ 93mm được đưa vào sử dụng, nó có thể xuyên được 500mm giáp.
Sự ra đời của giáp phản ứng nổ vào thập niên 1980 đă dẫn đến ra đời của đạn nổ nối tiếp (đầu đạn Tandem) PG-7VR. Đạn PG-7VR có trọng lượng đến 4,6 kg và đường kính đạn là 105mm.
Tuy nhiên, RPG-7 cũng có những hạn chế, giống như các loại súng không giật khác, RPG-7 cũng cần tới một khoảng trống phía sau súng để luồng phản lực không làm tổn thương xạ thủ. Điều này dẫn đến việc không thể sử dụng súng bên trong không gian hẹp.
Chiến công có "1-0-2" ở Việt Nam
Theo Svpressa, những câu chuyện xoay quanh "huyền thoại" của RPG-7 đôi khi không liên quan đến tính năng chiến đấu ban đầu của nó. Khẩu súng chống tăng này có những ứng dụng đến ngay các thiết kỹ sư Liên Xô cũng không thể ngờ đến. Một trong số đó là những chiến công của RPG-7 ở Việt Nam.
Cúng chống tăng RPG-7 xuất hiện ở chiến trường Việt Nam từ khá sớm. Ảnh:
Ở chiến trường Việt Nam, RPG-7 lần đầu tiên thể hiện nó là "chiến binh" đáng tin cậy khi dễ dàng diệt gọn các mẫu xe tăng, xe bọc thép do Mỹ chế tạo. Thiết kế của súng phù hợp với lối đánh du kích của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, với tầm bắn từ 300-500m nó có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào.
Thật vậy, dù là một khẩu súng chống tăng nhưng với yêu cầu của chiến trường, Quân giải phóng miền đă biến RPG-7 thành vũ khí pḥng không theo đúng nghĩa khi sử dụng chúng để chống lại trực thăng vũ trang của Quân đội Mỹ.
Trực thăng CH-46 Sea Knight của Quân đội Mỹ bị rơi và nổ tung sau khi trúng đạn trong một một chiến dịch hành quân ở miền Nam Việt Nam, ngày 15/7/1966. Ảnh: AP.
Theo dữ liệu do Svpressa công bố, trong suốt Chiến tranh Việt Nam, Quân giải phóng đă sử dụng RPG-7 bắn hạ ít nhất 128 trực thăng vũ trang, hầu hết là của Mỹ trên chiến trường miền Nam. Đây có thể được xem là chiến công có "1-0-2" của quân và dân ta trong Kháng chiến chống Mỹ.
Sau cuộc chiến ở Việt Nam, việc sử dụng RPG-7 như vũ khí pḥng không dần trở nên phổ biến trong nhiều cuộc xung đột từ Afghanistan, Chechnya, Iraq cho đến Syria. Số máy bay quân sự bị RPG-7 bắn hạ trong vài thập kỷ qua cũng không hề ít.
Bên cạnh đó, dù công nghệ chế tạo xe tăng ngày càng phát triển nhưng RPG-7 vẫn thể hiện nó mẫu vũ khí chống tăng hiệu quả trong môi trường chiến tranh hiện đại điều các hệ thống vũ khí cùng thời không làm được.