Trong lúc số ca nCoV liên quan đến Olympic tăng từng ngày, t́nh trạng lây nhiễm tại Tokyo và toàn Nhật Bản cũng chạm kỷ lục v́ chủng Delta.
Tokyo, thành phố vẫn đang được đặt trong t́nh trạng khẩn cấp v́ Covid-19, hôm 29/7 ghi nhận 3.865 ca nhiễm nCoV mới. Một ngày trước đó, thủ đô Nhật Bản cũng lần đầu tiên báo cáo hơn 3.000 ca nhiễm mới, trong khi toàn quốc ghi nhận 9.577 ca và được dự đoán chuẩn bị vượt 10.000.
Ban tổ chức Olympic Tokyo khẳng định không có mối liên hệ giữa sự kiện thể thao lớn nhất thế giới với t́nh trạng lây nhiễm ngày càng trầm trọng tại thành phố này, bởi "bong bóng" bảo vệ mà họ tạo ra để tách biệt các vận động viên, huấn luyện viên, quan chức và nhân viên từ các đoàn thể thao với công chúng vẫn vững chắc.
Mark Adams, phát ngôn viên Ủy ban Olympic Quốc tế, cho biết các vận động viên "thực sự đang sống trong một thế giới song song", nói thêm rằng không có bất cứ trường hợp nào liên quan đến Olympic lây lan virus cho người dân tại Tokyo.
Nhưng bất chấp hàng loạt biện pháp gia cố, hàng rào bảo vệ Olympic dường như có nhiều lỗ hổng hơn so với những ǵ giới chức thừa nhận. Gần 200 ca nhiễm liên quan đến Olympic đă được báo cáo, bao gồm 23 người trong Làng Olympic và 23 vận động viên. Hơn một nửa số trường hợp này là những người sống tại Nhật. Ngoài ra, 14 cảnh sát làm công tác an ninh cho sự kiện cũng dương tính với virus.
Sân vận động Quốc gia tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Ảnh: NY Times.
Trường hợp đáng chú ư nhất là Sam Kendricks, vận động viên nhảy sào nổi tiếng người Mỹ từng giành huy chương ở kỳ Olympic trước, phải bỏ cuộc v́ dương tính với nCoV hôm 29/7, đồng thời khiến hàng chục vận động viên khác phải cách ly.
Adams cho biết chỉ có hai ca nhiễm liên quan đến Thế vận hội phải nhập viện, những người c̣n lại được điều trị tại Làng Olympic, nhưng một số người tỏ ra không thoải mái với khu điều trị. Các thành viên đoàn thể thao Hà Lan dương tính nCoV, bao gồm hai vận động viên, mô tả pḥng của họ giống "những cái hộp", thiếu không khí trong lành.
Tiến sĩ Richard Budgett, giám đốc y tế của Olympic Tokyo 2020, hôm 29/7 thừa nhận rằng việc bị cách ly trong khách sạn "thực sự khó khăn", nhưng đây là biện pháp cần thiết để ngăn lây nhiễm. "Dưới những quy định cách ly như vậy, virus sẽ không thể lọt qua", ông cho hay.
Tuy nhiên, bên ngoài nhà ga Shibuya, điểm du lịch nổi tiếng nằm trong khu dân cư đông đúc hàng đầu Tokyo, Thay Camargo, đại diện một kênh truyền h́nh trực tuyến của Brazil, cho biết cô vẫn ghé các cửa hàng và ra ngoài vào ban đêm, dù làm việc tại những địa điểm tổ chức Olympic hàng ngày.
"Tôi rất hứng khởi v́ có cơ hội này. Tôi luôn muốn đến Nhật Bản và khám phá", Camargo cho hay. Cô gái 25 tuổi này đă hoàn thành 14 ngày cách ly theo quy định dành cho các nhà báo tác nghiệp tại Olympic.
Bất chấp lời kêu gọi đóng cửa từ 20h và từ chối phục vụ rượu, một số nhà hàng tại Tokyo vẫn làm ngược lại. Một quán rượu ở Shibuya hôm 29/7 treo biển "Bạn có thể uống rượu tại đây! Mở cửa đến nửa đêm", trong khi các quán bar khác tổ chức những sự kiện "cùng xem Olympic" cho khách hàng.
Fumie Sakamoto, lănh đạo phụ trách kiểm soát lây nhiễm tại Bệnh viện Quốc tế St. Luke ở Tokyo, cho biết bà chưa thấy dấu hiệu cụ thể nào về việc virus "truyền từ người nhập cảnh sang công chúng trong thành phố", nhưng đánh giá sự hiện hiện của Olympic khiến mọi người có tâm lư không đề pḥng, ngay cả khi Tokyo đang trong t́nh trạng khẩn cấp.
"Olympic có thể gây ra một số ảnh hưởng về tâm lư, bởi ngày nào chúng ta cũng theo dơi các trận đấu trên tivi. Thật khó tưởng tượng chúng ta đang ở giữa làn sóng lây nhiễm lớn chưa từng thấy tại Tokyo", Sakamoto nhận định.
Người dân thường tập trung đông đúc quanh Sân vận động Olympic, xếp hàng để chụp ảnh phía trước logo của sự kiện. Nhiều khán giả cũng đứng dọc đường đua môn xe đạp hồi cuối tuần.
Trong khi đó, mới hơn 1/4 dân số Nhật Bản được tiêm chủng Covid-19 đầy đủ và chưa đến 40% được tiêm ít nhất một liều, tạo lỗ hổng cho biến chủng Delta tấn công, với hơn 3/4 số ca nhiễm hiện nay ở Tokyo là do chủng này.
Tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi lớn hơn nhiều, với hơn 70% dân số trên 65 tuổi đă tiêm đầy đủ. V́ vậy, hầu hết ca nhiễm mới tại Tokyo là những người trong độ tuổi 20 và 30. Giới quan sát nhận định việc Nhật Bản không đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng kịp với thời điểm tổ chức Olympic là điều khó hiểu.
"Đối với một quốc gia đăng cai Olympic và một Thủ tướng đang đánh cược vận mệnh chính trị của ḿnh vào thành công của sự kiện, việc không thể tiêm chủng kịp thời khi những nước giàu có khác đă làm được thật vô cùng đáng ngạc nhiên", Koichi Nakano, nhà khoa học chính trị tại Đại học Sophia ở Tokyo, đánh giá.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Tokyo, Nhật Bản, hôm 28/7. Ảnh: AFP.
Theo giới chuyên gia y tế tại Nhật Bản, nguyên nhân khiến chiến dịch tiêm chủng của nước này không thể tăng tốc xuất phát từ tâm lư lo ngại đă tồn tại nhiều thập kỷ, sau những bê bối và tranh căi về vaccine. Khi Covid-19 bùng phát, người Nhật cũng không khao khát vaccine như những nơi khác trên thế giới, và nước này cũng không tự phát triển vaccine riêng. Việc ngăn chặn thành công làn sóng lây nhiễm đầu tiên dường như cũng dẫn đến tâm lư thiếu cảnh giác.
Sau khi đảm bảo được đủ vaccine Pfizer và Moderna cho người dân, chính phủ Nhật được cho là quá thận trọng khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng bổ sung đối với các vaccine này, nhằm chứng minh cho những người dân đầy ngờ vực rằng chúng an toàn, thay v́ chấp nhận kết quả thử nghiệm của các hăng dược phẩm và phê duyệt vaccine nhanh chóng như những nước khác. Kết quả là việc tiêm chủng bị tŕ hoăn 2-3 tháng.
Mặc dù số ca nCoV nghiêm trọng c̣n tương đối thấp, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nhật Bản Toshio Nakagawa cho biết việc đảm bảo xe cấp cứu chở bệnh nhân tại các thành phố lớn ngày càng khó khăn, đồng thời cảnh báo các bệnh viện sắp hết giường. Hiroshi Nishiura, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Kyoto, bổ sung rằng việc thiếu giường bệnh có thể gây khó khăn cho công tác tổ chức Paralympic vào tháng tới.
Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, người chuẩn bị đối mặt một cuộc bầu cử trong năm nay, hôm 29/7 cho biết không có mối liên quan giữa Olympic và t́nh trạng số ca nhiễm gia tăng. Ông đề nghị công chúng xem các trận đấu tại nhà, nói thêm rằng chính phủ đang xem xét mở rộng và kéo dài t́nh trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, người dân dường như không c̣n quan tâm đến điều đó.
Tối 29/7, Aika Suzuki cho biết cô dự định gặp một người bạn và ra ngoài ăn tối cùng nhau. "Tôi nghĩ không có người bạn nào của ḿnh c̣n quan tâm đến t́nh trạng khẩn cấp. Tôi đă ra ngoài như b́nh thường", cô gái 22 tuổi nói. Suzuki ban đầu phản đối để Nhật đăng cai Olympic, nhưng giờ đây cảm thấy phấn khích khi xem trên tivi cùng gia đ́nh.
"Tôi nghĩ nhiều người cũng cảm thấy vậy", Suzuki nói thêm.