Có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, game thủ eSports đồng thời phải đối mặt với những khắc nghiệt của công việc và sống trong môi trường đào thải rất cao.
Game thủ chuyên nghiệp phải trải qua đào tạo và sàng lọc khắc nghiệt. Nhiều trường hợp đến với môi trường chuyên nghiệp chỉ vài tháng nhưng nhanh chóng bị đào thải bởi lớp kế cận tài năng và nhiệt huyết hơn.
"Game thủ chuyên nghiệp là nghề có thể kiếm ra tiền, thậm chí rất nhiều. Nhưng ta phải hiểu đây là nghề cực kỳ kén người với tỷ lệ chọi rất cao. Số lượng game thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam chỉ là vài trăm người", ông Hoàng Phúc Thông, chủ sở hữu Percent Esports, chia sẻ với Zing.
Khắc nghiệt và đánh đổi
Để được chọn làm thực tập sinh của một đội VCS (Giải Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam), ứng viên phải thỏa măn điều kiện đầu tiên là dưới 18 tuổi và đạt cấp bậc Thách đấu với số điểm cao ở máy chủ Việt Nam. Thách đấu là cấp bậc cao nhất trong Liên Minh Huyền Thoại (LMHT), dành cho 50 người có thành tích tốt nhất.
"Chúng tôi chỉ chọn những bạn dưới 18 tuổi. Đây là độ tuổi dễ tiếp thu nhất nên tiện cho việc đào tạo. Người được chọn phải đáp ứng yêu cầu về kỹ năng, khả năng giao tiếp và có tinh thần đồng đội. Quan trọng nhất, họ phải kiên tŕ và biết cầu thị, cũng như luôn nh́n thấy khuyết điểm của bản thân", ông Hoàng Phúc Thông phân tích.
Đa số thực tập sinh của các đội eSports chuyên nghiệp phải tạm gác lại việc học. Họ khó duy tŕ cùng lúc việc học văn hóa và theo đuổi nghiệp game thủ.
"Thường các thực tập sinh và gia đ́nh đều xác định ngưng việc học để theo đuổi con đường game thủ. Chúng tôi không bao giờ khuyên các bạn ấy bảo lưu hay bỏ học", chủ sở hữu Percent Esports nói thêm.
Sự khắc nghiệt khi theo đuổi con đường game thủ chuyên nghiệp hay thực tập sinh thể hiện rơ nhất ở thời gian tập luyện. Họ phải bỏ thời gian gấp nhiều lần so với VĐV thể thao truyền thống.Game thủ chuyên nghiệp hay thực tập sinh ở LCK (Giải LMHT Hàn Quốc) phải tập luyện trung b́nh 15 giờ/ngày. Con số này với những đồng nghiệp Việt Nam rơi vào khoảng 12 giờ.
"Để chơi tốt và duy tŕ phong độ luôn ở mức cao nhất th́ các bạn ấy phải bỏ ra ít nhất 10 giờ/ngày để tập luyện. Chuẩn của người Hàn là 15 giờ th́ Việt Nam rơi vào khoảng 12 giờ", ông Hoàng Phúc Thông nói.
Tập luyện tối thiểu 10 giờ giúp họ duy tŕ phản xạ của tay và năo bộ cho các t́nh huống trong thi đấu. "Một ngày của tôi bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 1 giờ khuya. Tôi tập luyện ít nhất 10 giờ, chia đều trong ngày", thực tập sinh Hoàng "Karu" Như Hoàng của Percent Esports chia sẻ với Zing.
VĐV eSports tập luyện nghiêm túc không kém các đồng nghiệp ở thể thao truyền thống. Họ buộc phải duy tŕ cường độ tập luyện liên tục để nắm bắt sự thay đổi của xu hướng và cơ chế game.
"Khi theo đuổi con đường game thủ chuyên nghiệp, các bạn ấy phải hy sinh nhiều thứ và dồn sức cho mục tiêu duy nhất trong vài năm", ông Hoàng Phúc Thông chia sẻ.
Tuổi nghề ngắn
VĐV eSports có tuổi nghề rất ngắn. Họ giải nghệ khi c̣n khá trẻ so với thể thao truyền thống.
Độ tuổi từ 18 đến 23 là khoảng thời gian đỉnh cao của VĐV eSports. Những ngôi sao eSports hàng đầu thế giới như ShowMaker (LMHT), Chovy (LMHT), TenZ (Valorant) hay s1mple (CS:GO) đều đang ở độ tuổi này.
Faker (LMHT) và Doinb (LMHT) là 2 trường hợp hiếm hoi vẫn có thể thi đấu eSports đỉnh cao ở tuổi 25 trong khi đồng nghiệp cùng trang lứa đều giải nghệ.
Điều này không quá khó hiểu khi VĐV eSports sử dụng đôi tay kết hợp với năo bộ để chơi game. Các thao tác của họ đ̣i hỏi tốc độ cực cao cùng khả năng phản xạ kinh khủng, thứ sẽ biến mất theo thời gian và tuổi tác. ESports có thuật ngữ "tay to" để chỉ kỹ năng chơi game, sự linh hoạt, khả năng ứng biến với t́nh huống và độ tập trung trong thi đấu.Tuổi tác và đôi tay là 2 yếu tố liên quan mật thiết với nhau để đánh giá tŕnh độ của một game thủ chuyên nghiệp. VĐV eSports sẽ đạt đến giới hạn của đôi tay và xuống phong độ kể từ tuổi 24 trở đi. Ngay cả Faker, huyền thoại không chỉ của Liên Minh Huyền Thoại mà c̣n của thể thao điện tử toàn cầu, cũng bị chỉ trích trong vài năm trở lại đây. Anh sinh năm 1996, tức là đă bước sang tuổi 25.
Chấn thương cũng là yếu tố thường thấy khiến game thủ chuyên nghiệp quyết định giải nghệ. Việc phải ngồi quá nhiều và sử dụng tay điều khiển chuột máy tính khiến VĐV eSports dễ gặp chấn thương.
Uzi, huyền thoại LPL (Giải LMHT Trung Quốc), là trường hợp nổi bật nhất khi giải nghệ do chấn thương. Năm 2020, Uzi tuyên bố giải nghệ với nhiều chấn thương trên cơ thể.
Cựu xạ thủ của RNG mắc phải chấn thương lưng, vai và cánh tay phải trong nhiều năm. "Bác sĩ nói đôi tay của tôi cứ như của người trong độ tuổi từ 40 đến 50. Đôi khi tôi, cảm thấy cánh tay của ḿnh đă giải nghệ rồi", Uzi từng chia sẻ khi c̣n thi đấu.
VĐV eSports là một nghề được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi v́ mức thu nhập và danh tiếng. Tuy nhiên, họ phải cố gắng rất nhiều trong môi trường đầy rủi ro và có tính cạnh tranh cao.
"Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ nghĩ có thể thi đấu eSports v́ đam mê. Nhưng thực tế, không mấy người có thể đối phó với thách thức hoặc áp lực ở môi trường này. Một người chơi nghiệp dư trở thành game thủ chuyên nghiệp không phải con đường bằng phẳng. Các bạn trẻ phải chủ động t́m kiếm lời khuyên từ bố mẹ hay những cố vấn đủ năng lực", Jihun Lee, giám đốc điều hành bộ phận đào tạo của Gen.G, nhấn mạnh.
|