T́nh báo Hàn Quốc nhận định, Chủ tịch Kim Jong-un đă giảm 20 kg và Triều Tiên đang có những thay đổi trong công tác pḥng chống dịch bệnh.
Theo Cơ quan T́nh báo Quốc gia Hàn Quốc, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gần đây đă giảm 20 kg, nhưng sức khỏe vẫn ổn định. Ông Kim được cho đang có thêm nỗ lực nhằm củng cố ḷng trung thành trong hàng ngũ lănh đạo đất nước, giữa lúc nền kinh tế quốc gia rơi vào cảnh đặc biệt khó khăn.
Phát biểu trong cuộc họp kín của Quốc hội hôm 28/10, hai nghị sĩ Kim Byung-kee và Ha Tae-keung cho biết bản đánh giá của Cơ quan T́nh báo Quốc gia Hàn Quốc dựa trên các phương pháp phân tích t́nh báo trí tuệ nhân tạo, phân tích video và h́nh ảnh về ông Kim cũng như sử dụng nhiều phương thức khác để điều tra t́nh h́nh sức khỏe của nhà lănh đạo Triều Tiên.

T́nh báo Hàn Quốc đánh giá Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đă giảm 20 kg. Ảnh: Yonhap
Trong những tháng gần đây, vấn đề sức khỏe của ông Kim được dư luận đặc biệt chú trọng, sau khi ông xuất hiện với h́nh dáng gầy hơn trong các bức ảnh và video được truyền thông Triều Tiên công bố.
Với diện mạo thon gọn hơn, các nhà quan sát cho rằng ông Kim không hề có vấn đề với sức khỏe, mà việc ông giảm câm là thành quả sau nỗ lực nhằm cải thiện vóc dáng. Ngoài ra, ông Kim vẫn liên tiếp xuất hiện trong các hoạt động cộng đồng và không có bất cứ sự bất thường nào được phát hiện trong các video có h́nh ảnh Chủ tịch Triều Tiên.
Mới đây, một số tin đồn c̣n dấy lên cho rằng người xuất hiện trong các video có h́nh ảnh ông Kim thực tế là “người đóng thế”. Nhưng theo nghị sĩ Kim Byung-kee, đây là tin vô căn cứ.
Ông Kim Byung-kee cho biết, nhà lănh đạo Triều Tiên đă giảm khoảng 20kg từ mốc 140kg xuống c̣n 120kg. Ông Kim được cho cao 1m7.
Trong năm nay, ông Kim đă có 70 ngày tham dự các hoạt động cộng đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
C̣n theo Yonhap, bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un, đă 34 lần tham gia các hoạt động cộng đồng trong năm nay, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Bà Kim Yo-jong hiện chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan tới quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc. Trong năm nay, bà Kim Yo-jong đă thực hiện nhiều chuyến công tác tới các tỉnh để kiểm tra cuộc sống của người dân và sau đó báo cáo t́nh h́nh cho anh trai.
Sau gần 10 năm nắm quyền điều hành, ông Kim đang phải cố gắng chèo lái đất nước qua giai đoạn khó khăn nhất mà nguyên nhân là do dịch Covid-19 khiến nền kinh tế của Triều Tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Ha Tae-keung cho biết thêm, giá trị thương mại hàng năm giữa Triều Tiên và Trung Quốc đă giảm 2/3 xuống c̣n 158 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay và chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc hiện vẫn là đồng minh và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.
Các quan chức Triều Tiên đang phải t́m cách đối phó trước t́nh trạng giá bán thực phẩm tăng vọt, thuốc men khan hiếm, thiếu hụt nhiều mặt hàng thiết yếu khiến những căn bệnh lây truyền qua nguồn nước lan rộng như thương hàn. Nhiều đánh giá nhận định, khả năng cuộc khủng hoảng lương thực ở Triều Tiên sẽ c̣n kéo dài trong 3 năm.
Cũng theo ông Ha Tae-keung, ngân hàng trung ương Triều Tiên hiện không thể nhập khẩu giấy và mực để in tiền giấy.
Do nguồn cung các nguyên liệu cần thiết phục vụ hoạt động công nghiệp chỉ có hạn, giới chức Triều Tiên được cho đang hối thúc công nhân làm việc tăng năng suất. Đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới vụ nổ v́ quá tải ở một nhà máy sản xuất phân bón quy mô lớn tại Triều Tiên hồi tháng Tám.
Các bản báo cáo gần đây của Cơ quan T́nh báo Quốc gia Hàn Quốc cũng cho biết, Triều Tiên đang nới lỏng dần những quy định hạn chế khắt khe được thi hành ở vùng biên giới nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Mục đích là để nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Cụ thể, thành phố cảng phía tây Nampo hiện “tràn ngập” nguồn cung từ bên ngoài, sau khi chính phủ Triều Tiên cho tăng cường giao thương đường biển và mở lối cho nguồn cung y tế vào quốc gia.
Ngoài ra, Triều Tiên đang chuẩn bị cho mở thêm một cảng biển khác ở phía tây bắc Yongchon để giải quyết nguồn cung hàng đang gia tăng nhanh. Chính quyền B́nh Nhưỡng cũng đang cân nhắc mở lại các tuyến đường sắt nối với Trung Quốc và Nga.
Cho tới nay, Triều Tiên khẳng định nước này chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào mắc Covid-19. Song nhiều chuyên gia đặt câu hỏi nghi ngờ về tính xác thực của thông tin. C̣n theo ông Ha Tae-keung, chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch Covid-19 quy mô lớn đă xuất hiện ở Triều Tiên.
Nhờ thi hành các biện pháp chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt ở biên giới, Triều Tiên cũng chưa vội cần tới nguồn cung vắc xin để tiêm pḥng cho người dân.
Nghị sĩ Kim Byung-kee nói thêm, Triều Tiên từng từ chối nguồn cung vắc xin Covid-19 từ bên ngoài mà cụ thể là từ Nga và Trung Quốc. Triều Tiên cũng không muốn nhận vắc xin Covid-19 Pfizer từ Mỹ.
VietBF @ Sưu tầm