Các nhà khảo cổ Trung Quốc t́m thấy thêm những di vật mới ở khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hứa hẹn mang lại các ư nghĩa quan trọng.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, 25 bức tượng bằng gốm mới được khai quật từ hố số 1 ở lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Các hiện vật mới được khai quật gồm bức tượng là của một vị tướng và một bức tượng khác là một chỉ huy cấp trung.
25 bức tượng làm bằng gốm có màu sắc, được t́m thấy trong t́nh trạng tốt và đang được lưu giữ tại pḥng chuyên dụng để đảm bảo an toàn.
Dựa vào các phát hiện mới, các nhà khảo cổ Trung Quốc hiểu thêm về cách người xưa bố trí binh mă, với đội h́nh đối xứng theo hướng bắc nam và đông tây.
Phát hiện này có ư nghĩa to lớn đối với việc t́m hiểu và nghiên cứu về cách bố trí binh mă của đội quân đất nung trong lăng mộ tần Thủy Hoàng.
Các phát hiện khảo cổ mới trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng khai quật một số ngôi mộ khác nằm trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, trùng tu các di vật mới phát hiện.
Các di vật mới gồm tác phẩm điêu khắc lạc đà bằng vàng và bạc, tượng vàng h́nh người đang múa, một chiếc b́nh khảm men và một bức tượng nhỏ đội vương miện bằng đồng với khuôn mặt uy nghiêm.
Các nhà khảo cổ đến từ Bảo tàng Binh Mă Dũng ở Tây An (tỉnh Thiểm Tây), tích cực t́m hiểu và khai quật lăng mộ nằm trong quần thể lăng Tần Thủy Hoàng từ năm 2013.
Bức tượng bằng đồng được t́m thấy trong khu vực lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Chủ nhân của các ngôi mộ này đều là người có địa vị cao hoặc là quư tộc thời nhà Tần, bằng chứng là các hiện vật từng được t́m thấy gồm 3 cỗ xe ngựa, 15 quả chuông, nhiều bức tượng nhỏ được làm bằng vàng, bạc. Người Trung Hoa cổ xưa có truyền thống chôn cất quư tộc và quan chức xung quanh lăng mộ hoàng đế.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ước tính xây dựng trong hơn 3 thập kỷ, mô phỏng một thành phố hoàn chỉnh. Từ tháng 9 đến tháng 12.2021, các nhà khảo cổ khai quật ở khu vực xung quanh cổng phía đông của lăng mộ, t́m hiểu về các phương pháp xây dựng.
Khu vực trung tâm lăng mộ, nơi Tần Thủy Hoàn yên nghỉ hiện vẫn là vùng cấm và các nhà khảo cổ không được phép xâm phạm.