Theo nhà phân tích Alex Gatopoulos, nếu Nga tiếp tục bị Mỹ và NATO "dồn vào chân tường", vẫn có khả năng họ sử dụng thứ mạnh nhất trong kho vũ khí chiến thuật.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là ǵ?
Vào giữa những năm 1950, khi các loại bom nhiệt hạch mạnh hơn được chế tạo và thử nghiệm, các nhà hoạch định quân sự nghĩ rằng vũ khí nhỏ hơn với tầm bắn ngắn hơn sẽ hữu ích hơn trong các t́nh huống "chiến thuật" hoặc quân sự.
Đầu đạn hạt nhân chiến thuật hiện đại có khả năng "quay số" - tức là thay đổi đương lượng nổ từ tương đương 1 ngh́n tấn chất nổ TNT (Kiloton/Kt) đến 50 Kt. Để so sánh, quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima có đương lượng nổ vào khoảng 15kt.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng để chống lại nơi tập trung binh lính, tàu bè, băi tập kết, sân bay...
Trong Chiến tranh Lạnh, chúng được cả NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và khối Hiệp ước Warsaw tích hợp vào mọi cấp kế hoạch quân sự.
Riêng Quân đội Tiệp Khắc đă có kế hoạch sử dụng 131 vũ khí loại này nhằm vào các mục tiêu của NATO như một phần của cuộc phủ đầu. Các thành viên khác của Khối Hiệp ước Warsaw và NATO đă có kế hoạch sử dụng hạt nhân của riêng họ.

Một vụ thử nghiệm đầu đạn hạt nhân chiến thuật từ pháo tầm xa của Mỹ.
Viễn cảnh sử dụng số lượng lớn vũ khí loại này sẽ khiến phần lớn khu vực Trung Âu ngay lập tức trở thành chốn không người - và nó có thể leo thang trở thành cuộc chiến sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược.
Hầu hết các tính toán về cách Mỹ và Nga sẽ phản ứng với việc sử dụng vũ khí hạt nhân đều bắt nguồn từ Chiến tranh Lạnh. Sử dụng vũ khí hạt nhân là một điều cấm kỵ vẫn chưa được phá bỏ kể từ các cuộc tấn công kết thúc Thế chiến 2.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, sự tích hợp liền mạch của vũ khí hạt nhân ở mọi cấp độ kế hoạch chiến tranh và việc sử dụng chúng của bất kỳ bên nào sẽ là mồi lửa cho cuộc xung đột hạt nhân toàn cầu - sự hủy diệt của chúng trở thành điều kiện để các bên "đảm bảo cho nhau" .
Việc thực hiện các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân đáng kể đă thu hẹp thành công kho dự trữ hạt nhân của Mỹ và Nga tuy nhiên học thuyết răn đe hạt nhân của Washington đă suy giảm khi các nguồn lực được chuyển hướng sang cuộc chiến chống khủng bố.
MiG-31 phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal trong cuộc tập trận chiến lược của Nga. Vũ khí loại này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Nga ở Ukraine, Mỹ - NATO sẽ phản ứng ra sao?
Với "cái giá phải trả" cao như vậy, tại sao một cường quốc lại lựa chọn nó?
Có thể thấy người Nga đă làm khá tệ trong cái gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine - huyền thoại về một lực lượng vũ trang chuyên nghiệp mới của họ đă tan thành mây khói, uy tín quốc tế của Moscow đang ở "đáy vực".
Với vũ khí hạt nhân chiến thuật, Quân đội Nga có thêm một cơ hội để đảo ngược hậu quả của việc tác chiến kém hiệu quả và lợi thế đến từ làn sóng tiếp viện mới từ nước ngoài của Ukraine.
Nếu Tổng thống Nga Putin không thể bước ra khỏi cuộc chiến này với thứ ǵ đó trông giống như chiến thắng hoặc tái chứng thực sức mạnh quân sự của ḿnh, cơ hội sử dụng vũ khí hạt nhân để củng cố vị thế cường quốc thế giới của Moscow sẽ bắt đầu tăng lên.
Nga đă tăng cường tư thế cảnh báo hạt nhân , một hành động đáng lo ngại nhưng không bất thường trong thời kỳ chiến tranh.
Trước đây Nga đă ám chỉ đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Vào năm 2015, họ đă đe dọa sẽ chọn mục tiêu là Đan Mạch, nếu nước này gia nhập lá chắn pḥng thủ tên lửa của NATO.
Câu hỏi vào năm 2022 rất đơn giản: Liệu Tổng thống Nga Putin có phá bỏ điều cấm kỵ bằng cách sử dụng những vũ khí này trong cơn giận dữ lần đầu tiên sau 77 năm? Và, nếu vậy, Tổng thống Mỹ Biden sẽ phản ứng ra sao?
Ông Biden gần đây đă kư một bản ghi nhớ cho phép Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa các vụ tấn công hóa học hoặc hạt nhân. Tuy nhiên, Ukraine không phải là thành viên NATO - và việc trả đũa sẽ bằng các hiện vật để bảo vệ Ukraine.
Một trong những điều trớ trêu của vũ khí hạt nhân đối với người Ukraine là chúng không những không ngăn cản được hành động quân sự của Nga mà thực tế là nguy cơ sử dụng chúng đang ngăn NATO viện trợ cho Ukraine.
VietBF @ Sưu tầm