Giá khí đốt châu Âu hiện chỉ c̣n là 76,78 euro/megawatt, bằng mức trước khi nổ ra chiến sự ở Ukraine, khi thời tiết ấm hơn làm giảm sự lo ngại về thiếu nguồn cung.(?)
Đây là mức giá khí đốt thấp nhất ở châu Âu trong 10 tháng qua, tờ
Guardian hôm qua trích dẫn thông tin từ công ty thống kê
Refinitiv cho biết. Mức giá 76,78 euro/megawatt này được ghi nhận ngày 28/12, ngang với mức trước cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra ngày 24/2/22.
Chiến sự kéo dài hơn 10 tháng tại Ukraine và một loạt các lệnh trừng phạt Nga sau đó đă làm đảo lộn thị trường năng lượng toàn cầu, buộc các nước châu Âu phải t́m nguồn cung thay thế Moscow với mức giá cao hơn đáng kể.
Giá khí đốt gần đây giảm một phần nhờ nhiệt độ ấm hơn b́nh thường trong mùa đông này, khiến cko nhu cầu sử dụng giảm. Kho dự trữ của châu Âu trong khi đó cũng được lấp đầy như kế hoạch.
Con số dữ liệu từ cơ quan kỹ nghệ Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu cho thấy tính cho đến ngày 27/12, có khoảng 83,2% kho chứa khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) đă được lấp đầy. EU từ tháng 5/22 đă đặt ra mục tiêu phải lấp đầy 80% công suất lưu trữ vào đầu tháng 11 để chuẩn bị cho mùa đông.
Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck thăm một cơ sở khí đốt tại Bad Lauchstaedt, Đức hôm 28/7. (Ảnh: Reuters)
Tác động từ sự suy thoái kinh tế được dự báo ở một số nền kinh tế lớn ở châu Âu dường như cũng làm giảm nhu cầu sử dụng năng lượng. Ngoài ra, các nước châu Âu cũng đưa ra loạt biện pháp khuyến khích giảm sử dụng năng lượng và đặt mục tiêu cắt giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt.
Châu Âu trước đó đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng v́ giá khí đốt tăng vọt và nguồn cung hạn chế sau khi chọn quay lưng với khí đốt, dầu mỏ của Nga. Giá năng lượng cao kéo theo mức lạm phát khiến cho hóa đơn tiền điện, gas của các gia đ́nh tăng cao và buộc một số ngành kỹ nghệ sử dụng nhiều khí đốt phải đóng cửa hoặc hạn chế việc sản xuất.
Trong năm nay, EU đă kư các hợp đồng thỏa thuận khí đốt với Hoa Kỳ, Qatar và các nước khác để giảm sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh cáo châu Âu có thể thiếu khoảng 30 tỷ mét khối khí đốt trong năm 2023 và thị trường khí đốt toàn cầu sẽ trở nên khốc liệt hơn.(?)
Phó thủ tướng Nga Alexander Novak hồi đầu tuần cho biết Moskva sẵn sàng nối lại nguồn cung cấp khí đốt tới châu Âu, có thể là qua đường ống Yamal. Hệ thống Yamal đi qua Belarus và Ba Lan đến Đức, công suất 33 tỷ m3 mỗi năm trước xung đột, tương đương 1/6 lượng xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu.