1/19
Chiều 18/1, Quốc hội họp bất thường miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Trong cuộc họp kín kéo dài hơn hai giờ, ông Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu trước khi Quốc hội thực hiện quy tŕnh miễn nhiệm. Đa số đại biểu có mặt đồng ư thông qua Nghị quyết.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đă có đơn gửi Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng quốc pḥng và an ninh, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Ông Phúc rời ghế Chủ tịch nước ở tuổi 69, sau gần hai năm đảm nhiệm cương vị này. Ông là Chủ tịch nước đầu tiên xin nghỉ giữa nhiệm kỳ, kể từ năm 1976.
Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc pḥng và an ninh. V́ vậy, khi Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước, ông Phúc không c̣n giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc pḥng an ninh.
Hàng đầu, từ trái qua là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Vơ Văn Thưởng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến
Hàng đầu, từ trái qua là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Vơ Văn Thưởng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, đầu phiên họp bất thường của Quốc hội chiều 18/1. Ảnh: Hoàng Phong
Hôm qua, Trung ương đồng ư để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc pḥng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Trước khi làm Chủ tịch nước hồi tháng 4/2021, ông Phúc có một nhiệm kỳ làm Thủ tướng từ 2016 đến 2021, được Trung ương đánh giá "đă có nhiều nỗ lực trong lănh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác pḥng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng". Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Lănh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, chiều 18/1. Ảnh: Hoàng Phong
13 ngày trước, tại kỳ họp bất thường lần 2 của Quốc hội khóa 15, Phó thủ tướng Phạm B́nh Minh và Vũ Đức Đam đă được phê chuẩn cho thôi nhiệm vụ theo nguyện vọng cá nhân.
Ba Bộ trưởng cũng bị Trung ương đánh giá là có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng là ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế), ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch Hà Nội) và ông Mai Tiến Dũng (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ). Ông Thanh Long và Ngọc Anh đă bị bắt, ông Dũng bị Ban Bí thư cảnh cáo.
Ông Nguyễn Xuân Phúc bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Hoàng Phong
Ông Nguyễn Xuân Phúc bên hành lang Quốc hội hồi tháng 11/2018. Ảnh: Hoàng Phong
Ông Nguyễn Xuân Phúc quê Quảng Nam, tŕnh độ cử nhân kinh tế. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị ba khóa liên tiếp từ 11 đến 13; Ủy viên Trung ương Đảng bốn khóa liên tiếp từ 10 đến 13; đại biểu Quốc hội bốn khóa 11, 13, 14, 15.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông về quê làm cán bộ Ban Quản lư kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ chuyên viên, phó văn pḥng, chánh văn pḥng UBND tỉnh, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị khu du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lư các khu công nghiệp tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.
Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.
Tại Đại hội Đảng 13 đầu năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong hai "trường hợp đặc biệt" Bộ Chính trị khóa 12 tái cử. Tháng 4/2021, ông Phúc được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.
|
|