Carl Icahn thừa nhận ông đă sai khi thực hiện 1 cú đặt cược lớn rằng thị trường sẽ sụp đổ. Dự đoán sai lầm khiến quỹ đầu tư của ông thiệt hại gần 9 tỷ USD trong gần 6 năm qua.
Theo phân tích của Financial Times, nhà đầu tư chủ động hàng đầu thế giới lỗ khoảng 1,8 tỷ USD trong năm 2017 v́ đă đặt cược vào những vị thế mà sẽ giúp ông thắng lớn nếu như giá các loại tài sản lao dốc. Trong giai đoạn từ 2018 đến quư I/2023, ông lỗ thêm 7 tỷ USD.
“Tôi vẫn luôn nói với mọi người rằng thực sự không ai có thể áp dụng chiến lược “market timing” nếu dựa trên những nền tảng tức thời hoặc ngắn hạn. Nhưng có lẽ tôi đă mắc sai lầm khi không tuân theo lời khuyên của chính ḿnh trong những năm gần đây”, Icahn nói. Market timing là chiến lược đưa ra quyết định đầu tư ở thời điểm hiện tại dựa trên những dự đoán về biến động của thị trường trong tương lai.
Sau khủng hoảng tài chính 2008, tập đoàn Icahn Enterpries bắt đầu đặt cược mạnh mẽ vào kịch bản thị trường sẽ sụp đổ. Ông thực hiện chiến lược phức tạp khi bán khống nhiều loại tài sản, từ cổ phiếu của các công ty riêng biệt, trái phiếu cho đến bán khống theo quỹ chỉ số theo dơi toàn bộ thị trường.
Trong năm 2020 và 2021, Icahn Enterpries lỗ tổng cộng 4,3 tỷ USD v́ bán khống. Nhờ các gói kích thích khổng lồ mà Fed tung ra, thị trường đă nhanh chóng hồi phục sau khi lao dốc trong 1 thời gian ngắn khi đại dịch bắt đầu bùng phát.
“Tôi đă tin rằng thị trường đang gặp rắc rối lớn. Nhưng Fed lại bơm vào thị trường hàng ngh́n tỷ USD để chống lại Covid. Và có 1 câu nói đă cũ nhưng vẫn c̣n đúng: đừng chống lại Fed”.
Những phán đoán sai khiến Icahn rơi vào vị thế dễ dàng bị thị trường đánh bại, thậm chí đe dọa danh tiếng “một trong những nhà đầu tư chủ động đáng sợ nhất trên phố Wall” của ông.
Đầu tháng 5, quỹ bán khống Hindenburg Research tung ra báo cáo nhận định giá trị thị trường của Icahn Enterprises đă được thổi phồng và cổ tức mà tập đoàn này chi trả không bền vững. Kể từ khi báo cáo này được công bố, giá cổ phiếu Icahn Enterpries đă bốc hơi hơn 30%.
Trong khi những cú đặt cược của Icahn khiến tập đoàn đầu tư của ông thiệt hại hàng tỷ USD, ông cũng rót gần 4 tỷ USD tiền túi vào đây. Nhờ ḍng tiền này mà giá trị danh mục đầu tư của Icahn Enterprises giữ được sự ổn định.
Nhưng Icahn đă tiếp tục dấn thân vào 1 rủi ro khác khi sử dụng 1 khoản vay kư quỹ – chi tiết được tiết lộ vào đầu năm nay. Báo cáo của Hindenburg nêu chi tiết hơn: đây là khoản vay do Morgan Stanley cung cấp, trong đó Icahn đă sử dụng 60% số cổ phần ông sở hữu tại Icahn Enterprises làm tài sản đảm bảo.
Theo Hindenburg, điều này có thể khiến tập đoàn chao đảo nếu như giá cổ phiếu Icahn Enterprises lao dốc kích hoạt lệnh margin call và buộc Icahn phải thanh lư một phần tài sản.
Đáp lại báo cáo của Hindenburg, Icahn Enterprises khẳng định Icahn “chấp hành đầy đủ” các quy định về các khoản vay cá nhân. Đồng thời thông báo mua lại 500 triệu USD cổ phiếu quỹ nhằm ngăn cổ phiếu lao dốc thêm. Về vấn đề giá trị thị trường, tập đoàn cho rằng “thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời”.
Chia sẻ với Financial Times, Icahn cho biết ông vay kư quỹ để có thêm tiền đầu tư và ngoài Icahn Enterprises th́ ông vẫn c̣n hàng tỷ USD tiền mặt. “Sau nhiều năm, tôi đă nhiều lần thành công trong việc khiến tiền đẻ ra tiền. Tôi thích có nguồn tiền dồi dào để đối phó với những t́nh huống khẩn cấp và làm như vậy (ư chỉ khoản vay kư quỹ) sẽ giúp tôi củng cố nguồn tiền”, ông nói.
Icahn Enterprises từng cảnh báo nếu cổ phiếu giảm giá trong thời gian dài th́ “sẽ làm tăng khả năng tập đoàn buộc phải bán đi số cổ phần của Icahn trong trường hợp ông bị margin call”.
Các khoản đặt cược vào kịch bản thị trường lao dốc của Icahn cũng là nguyên nhân chính khiến danh mục đầu tư của ông thua lỗ tất cả các năm kể từ 2014 đến nay. C̣n trong 6 năm mà Icahn lỗ tổng cộng 9 tỷ USD, Icahn Enterprises thu được 3,5 tỷ USD nhờ bán đi một số công ty mà nó kiểm soát – như vài ṣng bạc và 1 công ty cho thuê xe. Những công ty này nằm ngoài danh mục đầu tư.
Giá trị tài sản ṛng của Icahn Enterprises giảm từ mức 7,9 tỷ USD ở thời điểm năm 2017 xuống c̣n 5,6 tỷ USD trong tháng này. Đây có thể là 1 rắc rối nữa với Icahn, người thường chi trả cổ tức hậu hĩnh (8 USD/cổ phiếu) nhưng bằng cổ phiếu thay v́ tiền mặt. Điều này khiến lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng hơn gấp đôi trong 6 năm.
Với áp lực đè nặng lên Icahn Enterprises ngày càng lớn, Icahn đă buộc phải cẩn trọng hơn khi mà nhiều nhà đầu tư lo ngại sự hỗn loạn của khu vực ngân hàng cùng với bế tắc xung quanh trần nợ công sẽ gây ra 1 cơn bán tháo cổ phiếu trên diện rộng.
Carl Icahn sinh năm 1936, trong 1 gia đ́nh gốc Do Thái. Dù hoàn cảnh nghèo khó nhưng ông đă tốt nghiệp tốt nghiệp ĐH Princeton danh giá. Năm 1961, ông bắt đầu làm nhân viên môi giới chứng khoán và sau đó làm việc tại NYSE. Tận dụng các giao dịch chênh lệch giá (arbitrage) và giao dịch quyền chọn, ông có lúc vay tiền để chơi chứng khoán nhưng và có thu nhập khoảng 1,2 - 2 triệu USD mỗi năm.
Sau này ông đă có thể tự lập nên Icahn Enterprises của riêng ḿnh. Ông nổi tiếng với chiến thuật không ngần ngại bán tài sản của công ty, thực hiện chính sách mua lại cổ phiếu hoặc thậm chí làm bất cứ điều ǵ để có thể thu lợi về nhanh nhất, bất chấp doanh nghiệp có thể sẽ bị thâu tóm hay phá sản sau đó.
Những thương vụ đầu tư nổi tiếng của ông có thể kể đến những tên tuổi lớn như Trans World Airlines (TWA), RJR Nabisco cho đến Marvel, Lionsgate, Time Warner, Yahoo, eBay và những công ty khác. Lợi nhuận mà ông tạo ra từ các giao dịch đó, cũng như việc tránh được các vụ bê bối giao dịch nội bộ đă mang lại cho ông biệt danh “sói già phố Wall” hay một trong những bộ óc siêu việt nhất phố Wall.
Trong giai đoạn huy hoàng, Icahn Enterprises đă tạo ra lợi nhuận lên tới 840% so với 250% của Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett.
VietBF@Sưu tầm