Cái bắt tay lịch sử giữa Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salma và Tổng thống Syria Bashar al-Assad đă đánh dấu một sự thay đổi lớn trong bức tranh chính trị tại Trung Đông.
12 năm sau khi Syria bị đ́nh chỉ tư cách thành viên, Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 19/5 hôm qua đă có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab, bày tỏ hi vọng sự trở lại của nước này sẽ mở ra một giai đoạn mới của hoà b́nh và thịnh vượng trong khu vực.
Sự trở lại của chính quyền Tổng thống Assad trong Liên đoàn Arab mà không có điều kiện tiên quyết nào là một bước ngoặt lớn ở Trung Đông.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman bắt tay Tổng thống Syria Bashar al-Assad trước Hội nghị thượng đỉnh Arab ở Jeddah (Saudi Arabia) ngày 19/5/2023. Ảnh: Reuters
Theo Tổng thống Assad, một kỷ nguyên hợp tác mới đang mở ra: “Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab là một cơ hội lịch sử để giải quyết các vấn đề khu vực mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Điều này đ̣i hỏi chúng ta phải định vị lại chính ḿnh trong thế giới đang h́nh thành ngày nay để có thể đóng một vai tṛ tích cực trong đó. Chúng ta phải tận dụng bầu không khí tích cực có được nhờ các nỗ lực hoà giải cho tới nay”.
Là một cường quốc dầu mỏ trên thế giới, Saudi Arabia đang dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao trong khu vực khi thiết lập lại quan hệ với Iran và hiện nay là đưa Syria trở lại Liên đoàn Arab. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salma hi vọng sự trở lại của Syria trong Liên đoàn Arab sẽ chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài suốt hơn 1 thập kỷ và khiến hơn 350 ngh́n người thiệt mạng. Theo Thái tử Mohammed bin Salma, lịch sử đă sang trang và Saudi Arabia sẽ không cho phép khu vực bị biến thành một chiến trường xung đột.
Mỹ đă phản đối bất kỳ bước đi nào hướng tới b́nh thường hoá quan hệ với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, yêu cầu trước tiên phải có tiến triển hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Theo Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud, việc giải quyết những thách thức đang diễn ra đ̣i hỏi một cách tiếp cận mới và điều đó sẽ không xảy ra nếu không có đối thoại.
Thoả thuận hoà giải giữa Saudi Arabia và Iran do Trung Quốc làm trung gian đă làm tăng hi vọng giải quyết thách thức khu vực từ nội chiến tại Yemen tới các cuộc giao tranh ác liệt khiến hơn 1 nửa trong tổng số 46 triệu dân tại Sudan phải di dời.
Cùng với sự trở lại của Syria, Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab cũng chứng kiến sự có mặt lần đầu tiên của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salma đă khẳng định sự sẵn sàng của nước này trong vai tṛ trung gian hoà giải giữa Nga và Ukraine: “Nhân sự có mặt của Tổng thống Ukraine Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab này, chúng tôi xin xác nhận sự hỗ trợ của Saudi Arabia đối với các nỗ lựcn hằm giảm mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ngăn chặn t́nh h́nh nhân đạo xấu đi và sẵn sàng làm trung gian ḥa giải giữa các bên. Điều này sẽ bổ sung vào những nỗ lực quốc tế hiện nay nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về mặt chính trị, hướng tới an ninh và ḥa b́nh”,
Trong bức thư gửi tới Hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga rất coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác mang tính xây dựng với các quốc gia trong khu vực. Kể từ khi xung đột tại Ucraina nổ ra hồi tháng 2/2022, các quốc gia vùng Vịnh đă cố gắng giữ thái độ trung lập bất chấp áp lực của phương Tây.
VietBF@Sưu tầm