Mất 7 tháng và hàng loạt thủ tục cùng chi phí đắt đỏ, Anny Yang mới đón được chú chó Mông cộc từ một trang trại ở Hà Nội đến Washington.
"Tôi mất ngủ v́ lo lắng và phấn khích suốt vài tháng. Ngày gặp nhau là ngày mà cả cuộc đời này tôi không thể quên", Anny Yang, 32 tuổi, nhà thiết kế đồ họa ở Vancouver (bang Washington) kể về lần đầu gặp chú chó Mông cộc của ḿnh, hôm 4/11. Cô gọi con chó 10 tháng tuổi này là Hua, nghĩa "đám mây" trong tiếng Mông.
Anny là người Mông sinh ra ở Mỹ. Tổ tiên cô từ Trung Quốc di cư qua Lào rồi sang Mỹ. Vài năm trước cô t́nh cờ thấy h́nh ảnh một chú chó con ở Việt Nam lan truyền trên mạng. T́m hiểu, nhà thiết kế vô cùng sốc khi phát hiện đó là giống chó cổ của người Mông ở Việt Nam. "Tôi quyết định nhập khẩu một chú chó Mông Bobtail (Mông cộc) từ Việt Nam sang Mỹ ", cô kể.
Trong quá tŕnh này, cô quen Kira Hoang, một người Mỹ đam mê chó Việt Nam và kết nối được những nhà nhân giống chó bên kia đại dương. Anny bắt đầu theo dơi Hua từ khi ba tháng tuổi nhưng để đưa được chú chó này sang Mỹ là một hành tŕnh gian nan và tốn kém. Hua cần được tiêm pḥng định kỳ và được chứng nhận sức khỏe từ một pḥng lab ở Mỹ, phải được vận chuyển trong lồng chuyên dụng và bay hơn 20 tiếng.
"Toàn bộ chi phí để đưa Hua đến Mỹ mất hơn 3.000 USD, nhưng khó khăn nhất là không biết tính cách và những rủi ro tiềm ẩn khi nhận nuôi một con chó từ cách nửa ṿng trái đất", cô nói.
Anny Yang là một thành viên trong cộng đồng hàng ngh́n người Mỹ đam mê những giống chó Việt Nam thuần chủng.
Người yêu chó trên thế giới bắt đầu chú ư tới chó bản địa Việt vào năm 2015, khi Catherine Lane, 42 tuổi ở East Sussex (Anh) mang từ Việt Nam về một đôi chó Phú Quốc lông đen. Cặp chó này sinh được bốn con, giá bán lên tới 10.000 bảng Anh mỗi con. Chi phí đắt đỏ và những đặc tính về giống chó săn quư hiếm này đă lan truyền, trở nên nổi tiếng và h́nh thành phong trào nuôi chó Việt.
Theo Liêu Jean, một nhà nhân giống, huấn luyện và cứu hộ chó Phú Quốc ở Mỹ, chỉ riêng bang California đă có hơn 1.000 con, các bang lân cận cũng có hàng trăm con. Trên mạng xă hội có cả chục nhóm cộng đồng nuôi chó Phú Quốc.
Kira Hoàng, chủ tịch Hiệp hội những người nuôi chó Phú Quốc tại Mỹ (Phu Quoc Ridgeback Association) cho biết nhóm của cô có khoảng 200 chó Phú Quốc. Ở đây c̣n có cộng đồng nuôi chó Mông cộc, Bắc Hà và chó Lài, dù chưa nhiều thành viên.
Anh Peter Jean (chồng của Lieu Jean), huấn luyện chó Phú Quốc tại nhà của họ ở bang California mùa hè năm 2023. Cặp vợ chồng đă huấn luyện, nhân giống và cứu hộ chó Phú Quốc hơn 5 năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Một chú chó Phú Quốc mua từ Việt Nam sang Mỹ cần chi phí 2.000-3.000 USD, ở chợ giời Mỹ giá từ 800-1.500 USD. Liêu Jean cho biết, những chú chó được huấn luyện của cô có giá từ 4.000 USD và phải kư hợp đồng không được nhân giống. Nếu muốn một con chó có thể nhân giống sẽ phải chi 10.000 USD.
Bản thân Liêu, một bác sĩ, đă nuôi chó Phú Quốc từ năm 2015. Sau đó vợ chồng Liêu huấn luyện, nhân giống và cứu hộ, hiện trở thành địa chỉ uy tín cho các gia đ́nh muốn huấn luyện chó. Chỉ riêng khách hàng đưa chó đến học trực tiếp đă cả trăm người, khách học online đến từ nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ, Canada.
Liêu cho biết nuôi chó Việt thuần chủng ở Mỹ, đặc biệt chó Phú Quốc cần phải huấn luyện bài bản nếu không sẽ gặp nhiều rắc rối nghiêm trọng. Bản tính chó Phú Quốc là giống chó săn, thông minh nhưng cũng hoang dă. Khi không được huấn luyện nó sẽ làm những ǵ nó muốn. "Chi phí mua chó là một, nhưng phí huấn luyện có thể cao gấp 10", Jean nói.
Đang sở hữu một chú chó Phú Quốc tên Kairos có thể thực hiện hơn 100 mệnh lệnh, Đan Khánh, 26 tuổi, một game artist gốc Việt, cho biết ban đầu đón về nó hơi nhát. Song cô phát hiện Kairos rất thông minh, học được mọi thứ nhanh, thậm chí có thể thực hiện hai lệnh cùng lúc. "Nó thông minh ngoài mong đợi và luôn làm được những điều khiến tôi bất ngờ", cô nói.
Sự trung thành và thông minh của Kairos đă truyền cảm hứng cho Đan Khánh kết nối với cộng đồng các giống chó Việt. Với thế mạnh nghiên cứu, các năm qua Đan Khánh đă lùng sục khắp các kho lưu trữ trực tuyến để t́m những ghi chép lịch sử về "tứ đại quốc khuyển Việt Nam", từ đó xây dựng kho tài nguyên và truyền bá cho mọi người. Cùng với Kira Hoàng, cô nghiên cứu và lưu giữ phả hệ của hàng trăm con chó; giúp tạo ra bảng quy chuẩn, làm cơ sở cho người Mỹ hiểu rơ hơn về chó Việt thuần chủng.
"Mục tiêu của tôi rất đơn giản. Tôi muốn mọi người yêu quư và trân trọng chó Phú Quốc cũng như tất cả các giống chó Việt như tôi", cô nói.
Biết về các giống chó Việt từ cuối năm 2020 qua mạng, vợ chồng Kamiko Kourtev, 26 tuổi, ở Chicago (bang Illinois), ngày càng yêu chúng. Cô đang chờ để mua một chú chó con từ trang trại của Kira Hoàng.
Kamiko cho biết gia đ́nh đang nuôi hai con chó Chow Chow và Pit Bull Mỹ hoàn toàn theo hướng là thú cưng. Nhưng khi nhận nuôi chó bản địa Việt, mục tiêu của cô cao hơn, đó là có thể góp phần bảo tồn và tăng số lượng giống chó được lai tạo tốt ở Mỹ.
"Việc bảo tồn giống thuần chủng là mục tiêu của tôi từ lâu. Đến khi biết các giống nguồn gốc Việt Nam, tôi đă t́m thấy giống mà ḿnh muốn giúp bảo tồn. Tôi cũng có ư định nuôi chúng để giữ nhà, bởi nghe nói các giống chó Việt làm việc này rất tốt", bà mẹ hai con nói.
Hoạt động huấn luyện và cứu hộ chó Phú Quốc ở Mỹ của Lieu Jean là một cách để chị bảo vệ giống chó này không bị mang tiếng xấu. Năm 2019 chị kết hợp với nhà di truyền học nổi tiếng thế giới, Elaine Ann Ostrander tại Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) trong dự án Dog Genome nhằm thu thập mẫu ADN của các giống chó thuần chủng. Jean đă về Việt Nam lấy mẫu ADN của hơn 200 con chó Phú Quốc để đưa vào hồ sơ này.
Hồi tháng 1/2023, Kira Hoàng cũng thực hiện chuyến đi đến Việt Nam lấy hơn 100 mẫu ADN giống chó bản địa, nhằm đảm bảo tính chính xác của hồ sơ nhân giống. Cô cho biết một bài báo khoa học về kết quả này sẽ sớm được công bố và sẽ có nhiều tin vui với người yêu chó Việt.
"Có rất nhiều người Mỹ quan tâm chó Việt thuần chủng, nhưng v́ nó chưa được Tổ chức giống chó thế giới FCI công nhận nên nhiều người không muốn sở hữu", Kira nói.
Hiện cô và những người yêu chó Phú Quốc tại Mỹ đang tập hợp lại với nhau, trước tiên nỗ lực để chúng có thể tham gia các cuộc thi sắc đẹp và thể thao; cao hơn họ muốn đưa tên các giống chó Việt vào hiệp hội chó ở Mỹ và thế giới.
Dưới những tán cây ngân hạnh ở Vancouver mùa rụng lá, Anny dắt chú chó Mông cộc đi dạo mỗi ngày. Cô cho biết đây là khoảng thời gian tuyệt vời khi được sống với Hua, t́m hiểu tính cách của nó. Sắp tới cô muốn thực hiện nhiều xét nghiệm di truyền trên nó và nghiên cứu mọi vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, trước khi tạo ra những con chó khỏe mạnh hơn.
"Tôi cũng muốn đóng góp vào quá tŕnh để giống chó Mông cộc được thế giới công nhận và tôi tin Hua sẽ mở đường cho tương lai này", cô nói.
vietbf @ sưu tầm