Mức thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể thay đổi cơ cấu thương mại của Mỹ và khiến một số mặt hàng tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn.
Bài viết thể hiện quan điểm của Peter Morici – nhà kinh tế học và giáo sư danh dự tại Đại học Maryland.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đă đề xuất mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 này. Tuy nhiên, một lệnh trừng phạt cực đoan như vậy sẽ không xóa bỏ được thương mại của Mỹ với Trung Quốc mà thậm chí c̣n ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ thâm hụt thương mại của Mỹ. Nó cũng có thể thay đổi cơ cấu thương mại của Mỹ và khiến một số mặt hàng tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn.
Mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ chuyển sang mua hàng của các nước khác. Nhưng điều này sẽ khó xóa bỏ được thâm hụt thương mại. Đơn cử, Trung Quốc là nhà cung cấp chính các tuabin gió, pin, lithium và khoáng sản đất hiếm. Allianz ước tính Trung Quốc là nhà cung cấp quan trọng của Mỹ đối với 276 loại hàng hóa.
Để đối phó với mối đe dọa thuế quan, các doanh nghiệp Mỹ đang nhập khẩu nhiều hơn từ Mexico và Việt Nam, do đó, các quốc gia này đang t́m nguồn cung ứng nhiều linh kiện hơn từ Trung Quốc. Elon Musk đang khuyến khích các nhà sản xuất phụ tùng Trung Quốc đặt cơ sở gần nhà máy mới của Tesla ở Mexico. C̣n hăng sản xuất xe điện Trung Quốc BYD cũng đang xem xét xây dựng một nhà máy ở Mexico để lách thuế quan của Mỹ.
Người Mỹ đă phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ông Trump tăng mức thuế trung b́nh theo trọng số thương mại đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc lên khoảng 12% và tăng giá đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối lên khoảng 1,3%.
Hậu quả lạm phát của mức thuế 60% lên giá cả – nếu được áp dụng – sẽ gấp khoảng 5 lần. Các nhà sản xuất Mỹ sử dụng linh kiện Trung Quốc sẽ gặp bất lợi trước các nhà sản xuất nước ngoài ở cả thị trường Mỹ và thị trường xuất khẩu. Việc tăng giá một lần sẽ làm giảm mức sống của người Mỹ và có thể gây ra ṿng xoáy giá cả – tiền lương khi người lao động t́m cách bù đắp cho mức giảm thu nhập thực tế.
Bất kỳ ai làm tổng thống cũng sẽ phải đối mặt với áp lực hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, v́ Trung Quốc đang t́m cách củng cố nền kinh tế trong nước bởi thúc đẩy xuất khẩu. Kể từ khi đạt đỉnh 22% vào năm 2017, tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Mỹ của Trung Quốc đă giảm xuống c̣n 14% và có thể sẽ tiếp tục giảm.
Những rắc rối với Trung Quốc đă tạo ra một chiến trường thực sự ở các thị trường đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Có khả năng, Mỹ có thể tăng xuất khẩu và thay thế các nhà cung cấp Trung Quốc bằng cách đầu tư mạnh mẽ hơn vào 2 thị trường này.
Hợp tác với châu Âu và Nhật Bản để phát triển các nguồn nguyên liệu quan trọng mới, như chính quyền Tổng thống Biden đang theo đuổi, cũng rất quan trọng. Thay vào đó, các cố vấn thương mại của ông Trump đang suy tính các biện pháp bảo hộ mới chống lại thương mại của EU.
Hiện tại, tổng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ từ Trung Quốc vượt xuất khẩu với tỷ lệ 2,8:1. Để thu hẹp khoảng cách này, Mỹ nên ra quy định yêu cầu giấy phép nhập khẩu từ Trung Quốc, cấp giấy phép theo đấu thầu, và giảm tỷ lệ này theo từng quư cho đến khi đạt mức 1,0 sau 4 năm.
Tuy nhiên, việc này sẽ không giải quyết được vấn đề các nhà máy Trung Quốc chuyển sang nước thứ ba hoặc các linh kiện của Trung Quốc được chuyển đến và lắp ráp ở nước thứ ba. Để giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc một cách hoàn toàn hơn, Mỹ sẽ phải đánh thuế các thành phần của Trung Quốc có trong hàng nhập khẩu của nước thứ ba hoặc hạn chế hàm lượng của Trung Quốc thông qua các quy định.
VietBF@ Sưu tập