Bà trùm ngành đấu vật Linda McMahon đă đối mặt với sự hoài nghi trong nhiều năm về việc liệu bà có thích hợp để giữ chức vụ cao trong hệ thống giáo dục Mỹ hay không.
Những người được bổ nhiệm vào Ủy ban Giáo dục cấp tiểu bang thường trải qua quá tŕnh xác nhận tại Hạ viện Connecticut. Vào năm 2009, ứng viên Linda McMahon, nhà đồng sáng lập công ty đấu vật biểu diễn World Wrestling Entertainment (WWE), đă vấp phải sự phản ứng dữ dội.
"Bà ấy (McMahon) không có bất kỳ sự liên quan nào đến giáo dục", Andrew Fleischmann, người chủ tŕ Ủy ban Giáo dục Hạ viện Connecticut thời điểm đó, nói. "Bà ta đă kiếm về hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu USD từ việc thúc đẩy sự bạo lực và t́nh dục hóa đối với phụ nữ trẻ. Bà ấy có ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ của nước Mỹ".
Công ty WWE của bà McMahon từ lâu đă chịu nhiều chỉ trích v́ tuyên truyền sự bạo lực, việc sử dụng chất kích thích steroid và sản xuất những nội dung có xu hướng khiêu dâm hóa, theo New York Times.
Bà trùm ngành đấu vật Linda McMahon. Ảnh: New York Times.
Vào đầu thập niên 2000, bà McMahon thậm chí c̣n đích thân tham gia vào những màn biểu diễn của WWE, nổi bật với phân cảnh bà đá vào hạ bộ chồng ḿnh, ông Vince McMahon, nhà đồng sáng lập WWE. Bà McMahon cũng từng tát vào mặt con gái Stephanie và hạ đo ván cô trước ống kính máy quay.
Sau một cuộc tranh luận căng thẳng, Hạ viện Connecticut chấp thuận đề cử bà McMahon với 96 phiếu thuận và 45 phiếu chống, một sự phân cực hiếm thấy đối với việc bổ nhiệm một chức vụ nhỏ ở Connecticut.
Bà McMahon nhiều khả năng sẽ sớm đối mặt với quá tŕnh xác nhận việc bổ nhiệm một lần nữa, lần này là cho vị trí bộ trưởng Giáo dục trong chính quyền nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Quá khứ gây tranh căi
Nhiều thứ đă thay đổi trong hai thập kỷ qua. Một năm trước khi bà McMahon được đề cử vào Ủy ban Giáo dục Connecticut, WWE thông báo rằng nội dung do công ty này sản xuất sẽ được kiểm soát để phù hợp với phân loại PG (loại nội dung cần sự giám sát và hướng dẫn của phụ huynh khi chiếu cho trẻ em xem).
Quyết định nói trên được đưa ra sau khi các nghiên cứu khoa học phát hiện mối liên hệ giữa việc xem nội dung đấu vật với các hành vi bạo lực ở trẻ em.
Dẫu vậy, nhiều điều vẫn chưa thay đổi trong gần hai thập kỷ qua. Căp đôi tỷ phú nhà McMahon (hiện đă ly thân và không c̣n tham gia điều hành doanh nghiệp) từ lâu đă là những nhân vật gây tranh căi.
Công ty WWE do vợ chồng McMahon quản lư đă chịu nhiều cáo buộc xoay quanh việc thúc đẩy sử dụng chất kích thích steroid và nạn quấy rối t́nh dục tràn lan. Nhiều vụ dàn xếp bên ngoài ṭa án có liên đới với WWE và cả cá nhân ông McMahon nói riêng.
Một trong những vấn đề pháp lư nổi bật nhất là bản cáo trạng đối với ông McMahon vào năm 1993, cáo buộc ông cung cấp steroid cho các đô vật. Cả ông McMahon lẫn WWE sau đó đều được tha bổng, c̣n bà McMahon không được liệt vào danh sách bị cáo trong vụ án này.
Thông qua luật sư, cặp đôi McMahon đă phủ nhận mọi cáo buộc về hành vi sai trái chống lại họ.
Vợ chồng nhà McMahon hiện đă ly thân và không c̣n tham gia điều hành doanh nghiệp nữa. Ảnh: New York Times.
Bà McMahon được cho là vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Bà trùm ngành giải trí đă từ chức trong Ủy ban Giáo dục Connecticut sau khoảng một năm tại nhiệm để tranh cử vào Thượng viện song đă thất bại và tiêu tốn khoảng 100 triệu USD, theo New York Times.
Kinh nghiệm chính trong ngành giáo dục của bà McMahon là khoảng thời gian 16 năm giữ ghế trong Hội đồng tín thác của Đại học Sacred Heart ở Fairfield, Connecticut. Các đồng nghiệp nhận xét rằng bà McMahon có cách tiếp cận của một doanh nhân với phong cách có phần thực dụng hơn là tập trung vào vấn đề tư tưởng.
Nhận xét về việc ông Trump đề cử bà McMahon cho vị trí bộ trưởng Giáo dục, chủ tịch Michael J. Petrilli của Viện Thomas B. Fordham nói: "Tôi không nghĩ bất kỳ ai có thể lường trước được quyết định này".
"Với tư cách là một người quan tâm về giáo dục, tôi thấy có phần thất vọng", ông Petrilli nói thêm.
Với kinh nghiệm làm việc trong Bộ Giáo dục dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, ông Petrilli nhận định rằng khả năng kinh doanh của bà McMahon sẽ có lợi cho cơ quan này song ông nói thêm: "Bà ấy (McMahon) sẽ không trở thành một nhà lănh đạo về mặt tư tưởng trong ngành giáo dục".
Kinh nghiệm giáo dục
Thông qua việc được đề cử cho vị trí bộ trưởng Giáo dục, bà McMahon cũng chính thức bước vào "thế giới Trump", tờ New York Times nhận định.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa nhà McMahon và ông Trump đă kéo dài hàng thập kỷ. Vào năm 2007, trong một lần xuất hiện trên WWE, ông Trump thậm chí đă nhảy lên và đấm liên tục vào ông McMahon trước ống kính.
Từ đó đến nay, bà McMahon đă chi hàng chục triệu USD cho các chiến dịch tranh cử của ông Trump, theo New York Times.
Ông Trump đă nhiều lần thể hiện sự ngưỡng mộ cho khả năng kinh doanh của bà McMahon và gọi bà là một "siêu sao".
Bà McMahon từng 2 lần tranh cử vào Thượng viện vào các năm 2010 và 2012 song đều thất bại. Ảnh: New York Times.
Bà trùm ngành giải trí 76 tuổi sinh trưởng ở Linda Edwards thuộc thành phố New Bern của North Carolina. Bà kết hôn với người đồng hương Vince McMahon sau khi tốt nghiệp phổ thông, sau đó tốt nghiệp Đại học East Carolina vào năm 1969.
Trong các tài liệu đăng kư tham gia Ủy ban Giáo dục Connecticut, bà McMahon nói rằng bà đă tốt nghiệp cử nhân giáo dục song sau đó đính chính rằng bằng đại học của bà thuộc chuyên ngành Pháp ngữ.
Mặc dù có chứng chỉ giảng dạy, bà McMahon chưa bao giờ đứng lớp. Thay vào đó, bà McMahon có kinh nghiệm làm việc với tư cách trợ lư luật sư khi cùng chồng chuyển tới Washington.
Sau khi mua lại một doanh nghiệp quảng bá các chương tŕnh đấu vật từ cha chồng (sau này trở thành WWE), bà McMahon đă phát triển quy mô và biến công ty này thành một thế lực trong ngành giải trí. Xuyên suốt quá tŕnh đó, vợ chồng bà đă vướng vào nhiều lùm xùm pháp lư khác nhau.
Vào năm 2007, sau khi đô vật Chris Benoit sát hại vợ con và tự tử, WWE đă rơi vào tầm ngắm của các cuộc điều tra từ phía Quốc hội. Thời điểm đó, WWE tuyên bố đă cấm thi đấu 10 đô vật v́ sử dụng steroid.
Những chỉ trích xoay quanh việc thúc đẩy sử dụng chất cấm và sản xuất nội dung có xu hướng t́nh dục hóa được dự đoán sẽ gây khó khăn cho bà McMahon trong quá tŕnh chờ chấp thuận từ Thượng viện cho vị trí bộ trưởng Giáo dục.
Bà McMahon từng phục vụ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Ảnh: New York Times.
Quyết định đề cử bà McMahon vào vị trí bộ trưởng Giáo dục được đồn đoán là một nước đi của ông Trump, hướng tới việc an ủi người đă cống hiến tiền bạc và công sức cho những nỗ lực tranh cử của ông, theo New York Times.
Trước đó, xuất hiện tin đồn rằng ông Trump dự tính đề cử bà McMahon làm bộ trưởng Thương mại song vị trí này sau đó được dành cho Howard Lutnick, đồng lănh đạo của quá tŕnh chuyển giao quyền lực.
Tổng thống đắc cử cho rằng kinh nghiệm tại Ủy ban Giáo dục Connecticut kết hợp với tài năng kinh doanh là cơ sở vững chắc để đưa bà McMahon vào vị trí bộ trưởng Giáo dục.
Dẫu vậy, khoảng thời gian làm việc tại Ủy ban Giáo dục Connecticut được cho là không phản ánh nhiều về khả năng bà McMahon lănh đạo Bộ Giáo dục trong tương lai.
Phần lớn những lá phiếu biểu quyết của bà McMahon trong nhiệm kỳ tại Ủy ban Giáo dục Connecticut chủ yếu liên quan đến các vấn đề đă được định h́nh sẵn. Hồ sơ cho thấy bà McMahon đă đại diện ủy ban đến thăm hai trường bán công ở Stamford.
Một trong những vấn đề mà bà McMahon đă thể hiện sự quan tâm là sự mở rộng quy mô dạy nghề và giáo dục kỹ thuật, New York Times dẫn lời Patricia A. Ciccone, cựu giám đốc hệ thống trường trung học kỹ thuật Connecticut, cho biết.
Bà McMahon hiện vẫn tham gia vào các hoạt động của Đại học Sacred Heart, nơi bà là thủ quỹ của Hội đồng tín thác. Patrick G. Maggitti, Hiệu trưởng Đại học Villanova và là cựu thành viên Hội đồng tín thác Đại học Sacred Heart, nói rằng bà McMahon thường chuẩn bị rất kỹ trước mỗi buổi họp khi tham gia vào những dự án mở rộng của trường.
"Dưới góc nh́n doanh nhân, bà McMahon là người lư tưởng để xuất hiện trong pḥng họp khi mọi người cần đưa ra những quyết định quan trọng", ông Maggitti nói.
Khi được hỏi về quyết định đề cử bà McMahon vào vị trí bộ trưởng Giáo dục, ông Maggitti đáp: "Bà ấy có vẻ cống hiến cho nền giáo dục bậc đại học trở lên" và "dường như chuyện ấy rất quan trọng với bà McMahon".