Không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để thực hiện chuyến đi an toàn qua cung đường đèo dốc bằng xe tay ga.
Do đặc điểm trong thiết kế động cơ, xe tay ga thường được sử dụng để di chuyển trong đô thị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về lái xe an toàn, xe tay ga hoàn toàn có thể di chuyển qua những đoạn đường đèo dốc nếu đảm bảo những nguyên tắc sau:
Đảm bảo xe đủ điều kiện di chuyển
Trước khi khởi hành, cần kiểm tra và bảo dưỡng xe để phát hiện và sửa chữa kịp thời các vấn đề hư hỏng. Những chi tiết cần quan tâm nhiều nhất là bánh xe, hệ thống đèn, tay ga...
Chú ư pḥng tránh các vật liệu dễ cháy mắc vào bên trong xe, khu vực ống xả... để tránh nguy cơ hỏa hoạn.
Không tắt máy để xe tự trôi khi đổ đèo. (Ảnh: Tiền phong)
Không tắt máy cho xe tự trôi
Không ít người cho rằng tắt máy khi đổ đèo giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng điều này có thể gây hại cho xe. Tắt máy để xe tự trôi sẽ khiến xe mất lực hăm từ động cơ qua ly hợp. Lúc này, chỉ có phanh giúp giảm tốc khiến bộ phận này có nguy cơ mất tác dụng.
Kỹ thuật "mớm ga"
Khi xuống dốc nên khởi động và để xe tự trôi với vận tốc khoảng 15 - 20 km/giờ. Sau đó rà phanh và "mớm" nhẹ ga để côn bám. Cuối cùng thả phanh và ga để xe tự động phanh bằng động cơ.
Giữ tốc độ vừa phải
Theo kinh nghiệm của các tay lái lâu năm, tốc độ khi xuống dốc chỉ nên duy tŕ từ 20 - 30 km/giờ. Nếu đi quá nhanh, côn không c̣n tác dụng hăm mà chuyển sang đẩy. Hơn nữa, càng đi nhanh, phanh sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn.
Giữ tốc độ ổn định là vấn đề then chốt đảm bảo an toàn khi đồ đèo. Tăng tốc hoặc giảm tốc độ đột ngột có thể khiến xe mất thăng bằng, dẫn tới tai nạn.
Sử dụng hai phanh
Nên sử dụng đồng thời cả phanh trước và phanh sau. Chú ư bóp phanh ngắt quăng, tránh phanh liên tục. Việc rà phanh liên tục sẽ khiến phanh nóng lên, có thể dẫn đến mất phanh hoàn toàn.
Chia chặng để nghỉ
Với những đoạn dốc dài, nên dừng nghỉ giữa chặng. Đây cũng là khoảng thời gian giúp phanh xe nghỉ ngơi, bớt nong và trở lại trạng thái hoạt động tốt nhất.
VietBF@sưu tập