Công an cáo buộc ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) muốn đổi nhà sang khu biệt thự đă đề nghị hai doanh nghiệp xăng dầu hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng.
Ngày 30/12, ông An bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ. Cùng vụ án, Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, bị đề nghị truy tố tội Đưa hối lộ.
Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán trưởng, bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lư, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lăng phí.
Theo kết luận điều tra, đầu năm 2013, ông An đồng ư giúp đỡ bà Trần Thị Loan Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ. Hai năm sau, phía Bách Khoa Việt xin Bộ Công Thương cấp phép làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn kiểm tra điều kiện thực tế của Bách Khoa Việt. Biết được việc này, bà Phương đă đến nhà khách Bộ Công Thương ở TP HCM đưa cho ông An 200 triệu đồng nhờ giúp đỡ. Sau khi đưa tiền, doanh nghiệp được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Tháng 8/2015, bà Phương đến nhà ông An tại ṭa nhà Viglacera, quận Ba Đ́nh, Hà Nội, nhờ giúp cho Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ư.
Trong lúc bàn bạc, ông An nói đang có ư định mua một căn nhà to hơn nhưng không đủ tiền nên gợi ư bà Phương hỗ trợ.
Kết luận điều tra nêu, bà Phương đồng ư bởi hiểu công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu do ông An phụ trách và sắp tới phải "nhờ vả nhiều" do xin nâng cấp lên làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.
Một tháng sau, ông An gọi điện thoại bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỷ đồng mua nhà, nói chuyển vào tài khoản vợ ḿnh. Công ty Bách Khoa Việt của bà Phương sau đó đă chuyển.
Đầu năm 2016, bà Phương giao cho ông Đào Chí Kiên, Giám đốc và ông Trần Ngọc Thành, nhân viên pháp chế Bách Khoa Việt làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên chưa đủ điều kiện nên ông An đă hướng dẫn hợp thức các điều kiện và được cấp giấy phép vào năm 2016.
Từ đây, Công ty Bách Khoa Việt đă được cấp giấy phép vào năm 2016.
Với bà Phương, C03 cho rằng có dấu hiệu phạm tội Đưa hối lộ nhưng đă "nhận thức được sai phạm, chủ động làm đơn tố giác". Việc này giúp cơ quan điều tra đấu tranh để vợ của bị can An tự nguyện cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng, khởi tố, điều tra vụ án.
Bởi thế, C03 đă miễn trách nhiệm h́nh sự với bà Phương nhưng cho rằng cần tịch thu toàn bộ 9,2 tỷ đồng đưa hối lộ sung công quỹ Nhà nước.
Bách Khoa Việt sau đó c̣n có vi phạm trong việc trích lập, chỉ sử dụng, hạch toán Quỹ B́nh ổn giá xăng dầu. Kết quả điều tra cáo buộc, doanh nghiệp này phải nộp hơn 107 tỷ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỷ và c̣n "nợ" hơn 105 tỷ đồng.
Bởi thế bị can Việt và Nga bị C03 cáo buộc về tội Vi phạm quy định về quản lư, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lăng phí.
Với sai phạm xảy ra tại Công ty Long Hưng, Cơ quan điều tra xác định, doanh nghiệp này kinh doanh mặt hàng dầu FO cho các nhà máy nhiệt điện nhưng là thương nhân phân phối nên không chủ động trong việc nhập khẩu.
Năm 2014, Chủ tịch Công ty Long Hưng Nguyễn Tuấn Quỳnh đă liên hệ, nhờ ông An hướng dẫn thủ tục để có giấy phép nhập khẩu, kinh doanh dầu FO. Ông An đồng ư giúp đỡ, dặn nộp hồ sơ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra doanh nghiệp này, giao ông An phụ trách. Tuy nhiên đoàn chỉ kiểm tra hồ sơ và xác suất một số cửa hàng, đại lư xăng dầu của Công ty Long Hưng mà vẫn kư biên bản kiểm tra thực tế "đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu".
Sau khi "trót lọt", Quỳnh đến gặp ông An tại Hà Nội để cảm ơn. Trong cuộc nói chuyện, ông An kể rằng đang có nhu cầu mua nhà tại khu đấu giá Vườn Đào, quận Tây Hồ. Ông An đề nghị Quỳnh hỗ trợ 10 tỷ đồng để đổi nhà.
Bị can Quỳnh thấy ông An đă tạo điều kiện cho doanh nghiệp và c̣n có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi giấy phép bất kỳ lúc nào nên đồng ư. Quỳnh sau đó chuyển 10 tỷ đồng vào tài khoản của vợ ông An, kết luận điều tra thể hiện.
Ông Quỳnh kể với vợ việc này và bị phản đối nên trao đổi lại, nói chỉ cho ông An 5 tỷ đồng, nửa c̣n lại là cho vay. Do vậy, ông An đă trả 5 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra kết luận, ông An đă nhận hối lộ tổng 14,2 tỷ đồng. Trong đó, ông nhận của bà Phương 9,2 tỷ đồng và của ông Quỳnh 5 tỷ đồng. Gia đ́nh cựu Vụ phó đă nộp lại 8,13 tỷ đồng.
Theo C03, toàn bộ 19 tỷ đồng nhận từ bà Phương và ông Quỳnh đều được ông An đề nghị chuyển vào tài khoản của vợ là bà Nguyễn Kim Ngọc. Tiền đă được dùng để mua căn biệt thự số 14D3 khu đất đấu giá 18,6 ha tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, bà Ngọc không biết số tiền 19 tỷ đồng này do chồng nhận hối lộ nên không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm h́nh sự.
Ông An hồi tháng 11 bị TAND TP HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội Nhận hối lộ trong vụ án Xuyên Việt Oil. Ở vụ án này, ông bị cáo buộc đă nhận 400 triệu đồng cùng chiếc đồng hồ Patek Philippe trị giá hơn 500 triệu của bà chủ Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh.
|
|