Hầu hết đèn ô tô đều sinh ra nhiệt khi hoạt động. Do đó, cần có lỗ thông gió để nhiệt độ luôn ở mức tối ưu. Hơi ẩm từ không khí có thể đi qua các lỗ thông gió, xâm nhập vào bên trong hộp đèn. Ngoài ra, độ ẩm trong không khí tăng, trời lạnh đột ngột cũng làm tăng hơi ẩm trong đèn xe.
Hơi ẩm bị đèn đốt nóng, bám trên bề mặt. Nếu gặp nhiệt độ bên ngoài lạnh hơn, sẽ xảy ra hiện tượng ngưng tụ.
Bên cạnh đó, khi độ đèn hay sửa chữa đèn tại các cơ sở thiếu uy tín, mặt đèn có thể bị biến dạng hoặc cao su không lắp kín tạo khe hở. Qua đó, hơi nước sẽ lọt vào trong đèn xe.
Cách khắc phục
Thông thường, khi xảy ra hiện tượng hấp hơi nước, tài xế không cần phải xử lý do hơi nước tự động thoát ra ngoài qua lỗ thông hơi khi nhiệt độ môi trường bên ngoài và bên trong cân bằng.
Trong một số trường hợp nặng, nước đóng giọt lâu ngày, rất có thể bộ đèn bị hư hại. Để khắc phục nước đọng trong hộp đèn quá nhiều, có thể dùng máy sấy tóc sấy phần lỗ thoát khí của đèn hoặc bề mặt ngoài của đèn ở chế độ nóng trung bình. Khi sấy, nước bên trong bốc hơi và thoát ra ngoài. Tuy nhiên, cách này không hiệu quả nếu lỗ thoát khí bị nghẹt.
Nếu sử dụng xe khi trời mưa, đèn mờ do hấp hơi nước rất có thể là tình trạng tạm thời. Lúc này, chỉ cần bật đèn cho đến khi hết hơi nước.
Nếu đèn pha bị hấp hơi nước, có thể do nắn chụp chưa đóng khít hoặc gioăng nắp chụp bị nứt. Để khắc phục, hãy tháo nắp chụp cao su sau đèn và bật đèn sáng khoảng 20 phút để đèn nóng lên, đẩy hơi ẩm ra ngoài.
Với trường hợp hơi ẩm, nước trong đèn không thoát ra ngoài vì lỗ thoát bị nghẹt, hãy đưa xe đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra và khắc phục kịp thời.
|