Người đàn ông đến bệnh viện v́ khó thở, nghẹt một bên mũi và bất ngờ khi bác sĩ lấy ra một con đỉa sống từ trong mũi.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2490116&stc=1&d=1739492128)
Con đỉa dài 8 cm được gắp ra từ mũi người đàn ông.
Ông B.V.C. (45 tuổi) đến Trung tâm Y tế Tiên Yên (Quảng Ninh) trong t́nh trạng khó thở nhẹ, một bên lỗ mũi khó chịu và chảy máu. Tại đây, các bác sĩ đă tiến hành nội soi và phát hiện một con đỉa dài 7-8 cm nằm sâu trong hốc mũi.
Bác sĩ và kỹ thuật viên đă nhanh chóng gắp con vật ra khỏi cơ thể người bệnh. Sau khi được xử lư, mũi ông đă không c̣n khó thở và dần cầm máu.
Trên thực tế, việc vắt hoặc đỉa chui vào mũi người, đặc biệt ở những người thường xuyên đến khu vực ẩm ướt như rừng, suối, không hiếm gặp.
Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng B́nh cũng tiếp nhận một phụ nữ đau nhức đầu, mặt, chảy máu mũi từng đợt suốt ba ngày. Nội soi cho thấy một con vắt rừng sống trong mũi bệnh nhân. Người này cho biết trước đó đă uống nước suối khi đi hái lá rừng. Sau khi gắp con vật ra, các triệu chứng thuyên giảm.
Nghiêm trọng hơn là trường hợp anh C.S.V. (39 tuổi, Cao Bằng). Suốt hai tháng, anh V. bị đau đầu, mệt mỏi, nôn, chán ăn dù đă tự dùng thuốc. Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện một con đỉa sống bám vào thanh khí quản của anh.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2490117&stc=1&d=1739492128)
Cận cảnh con đỉa kư sinh trong thanh quản anh C.. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Bệnh nhân được nội soi gây mê, gắp ra con đỉa dài khoảng 4 cm, no máu. Theo bác sĩ, nếu không xử lư kịp thời, t́nh trạng này có thể gây chảy máu kéo dài, khó đông máu, thậm chí đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Phạm Vân Anh, khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), cho biết vắt/ đỉa thường chui vào cơ thể con người khi uống nước suối, bơi lội hoặc tiếp xúc trực tiếp với môi trường nơi các loài vật này sinh sống.
Khi mới xâm nhập vào cơ thể, chúng có kích thước nhỏ, nhưng sau một thời gian ngắn, đỉa sẽ hút máu và phát triển nhanh chóng.
"Nguy hiểm nhất là khi đỉa kư sinh ở khí quản, có thể gây ngạt thở và đe dọa tính mạng. Nếu nằm trong mũi, đỉa trở thành dị vật gây phù nề, tắc nghẽn, viêm xoang. Khi con người bị hút máu trong thời gian dài sẽ dẫn đến chảy máu mũi dai dẳng, thiếu máu mạn tính", bác sĩ Vân Anh cảnh báo.
Mọi người nên tránh bơi lội, tắm hoặc uống nước tại các khe suối, nguồn nước không an toàn. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lư kịp thời.
Đỉa là động vật không xương sống, thường trú trong môi trường nước ngọt như ao, hồ, suối hoặc vùng đất ẩm. Một số loài có thể sống kư sinh trên cơ thể động vật hoặc con người, hút máu để sinh trưởng.
Cấu tạo cơ thể đỉa giúp chúng bám chặt vào bề mặt vật chủ nhờ hai giác bám ở đầu và đuôi. Khi hút máu, chúng tiết ra một loại enzyme chống đông máu giúp việc hút máu dễ dàng hơn. Đỉa có thể gây khó chịu hoặc nguy hiểm nếu chui vào các khoang cơ thể như mũi, họng hoặc khí quản.
VietBF@ sưu tập