Đấu tát (slap fighting) vừa ra mắt mới đây tại Scotland đă gây ra nhiều ư kiến trái chiều liên quan đến nguy cơ chấn thương năo.

Đấu tát gây nhiều tranh căi v́ tính an toàn của bộ môn này. Ảnh: David Becker/Schiaffo LLC.
Khác với quyền Anh, MMA hay Muay Thai - những môn đ̣i hỏi cả tấn công và pḥng thủ, đấu tát không có yếu tố pḥng ngự.
Trong trận đấu, hai vận động viên sẽ tát thẳng vào mặt đối thủ mà không được phép né tránh hay chắn đ̣n. Người thắng cuộc được xác định bằng cú knock-out, thắng điểm hoặc khi trọng tài hay bác sĩ yêu cầu dừng trận đấu, BBC đưa tin.
Môn đấu tát bắt đầu như một hiện tượng lan truyền trên mạng giữa những vận động viên lực lưỡng tại Nga, sau đó lan rộng đến Đông Âu và Mỹ. Năm 2023, Dana White - chủ tịch UFC, đă thành lập giải Power Slap.
Giờ đây, một giải đấu độc lập tại Anh đă xuất hiện và chuẩn bị tổ chức đêm thi đấu đầu tiên tại Glasgow, Scotland.
Josh Skeete, người đứng sau giải đấu BritSlap/SlapFight UK, nói: "Tôi bắt đầu quan tâm từ năm 2021 khi xem các trận đấu trên mạng. Sau khi nghiên cứu, tôi nhận ra Anh chưa có giải đấu nào và tôi muốn làm điều đó".
Năm ngoái, các bác sĩ tại Đại học Pittsburgh đă công bố nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa chấn thương năo và môn thể thao "tát đối kháng" (slap fighting).
Nghiên cứu đă phân tích 78 trận đấu và phát hiện hơn một nửa số vơ sĩ có dấu hiệu bị chấn động năo sau các cú đánh. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như đau đầu sau chấn thương, rối loạn thị giác, thay đổi tâm trạng và suy giảm nhận thức.

Đấu tát không có yếu tố pḥng ngự, mỗi người giới hạn tối đa 5 cú đánh. Ảnh: David Becker/Schiaffo LLC.
Tiến sĩ Raj Swaroop Lavadi, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Môn thể thao này không có yếu tố pḥng thủ, v́ vậy mỗi cú đánh đều trở nên mạnh hơn, đó là điều đáng lo ngại".
Ông cũng khuyên các vơ sĩ nên t́m hiểu kỹ trước khi tham gia và mong muốn các nhà tổ chức minh bạch hơn về rủi ro của bộ môn này.
"Tôi nghĩ có những môn vơ an toàn và được quản lư chặt chẽ hơn để những người yêu thích thể thao đối kháng có thể tham gia", ông Raj nhấn mạnh.
Robyn "The Belter" Wereshcuk, một nữ vơ sĩ đến từ Livingston (Scotland), khẳng định rằng bộ môn này đă giúp cô tự tin hơn, cải thiện ḷng tự trọng và mang lại lợi ích cho cuộc sống cùng các con của ḿnh.
Ban đầu, cô yêu thích Muay Thái tại pḥng tập. Sau đó, một tin nhắn trên Instagram gửi đến PowerSlap (giải đấu slap fighting tại Mỹ) đă thay đổi cuộc đời cô.
Không chỉ góp mặt tại sự kiện quốc tế đầu tiên của PowerSlap ở Abu Dhabi, cô c̣n giành chiến thắng.
"Đây là điều tuyệt vời nhất tôi từng làm, tôi yêu nó. Bạn có thể thấy tôi xúc động khi chiến thắng. Tôi từng vô gia cư sau khi rời bỏ chồng và không có việc làm v́ đă ở nhà chăm con nhiều năm. Môn thể thao này thực sự giúp tôi vực dậy", Robyn chia sẻ.

Robyn "The Belter" Wereshcuk cho biết đấu tát giúp cô vực dậy trong hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: BBC.
Nhiều ư kiến cho rằng các môn thể thao đối kháng mới luôn bị chỉ trích lúc ban đầu. Theo Skeete, một vơ sĩ quyền Anh có thể nhận từ 200 đến 300 cú đấm vào đầu trong một trận đấu, trong khi slap fighting chỉ giới hạn tối đa 5 cú tát.
Tại Mỹ, một số ủy ban thể thao bang đă bắt đầu đưa môn này vào quy chuẩn quản lư. Tuy nhiên, tại Scotland, slap fighting vẫn chưa có cơ quan giám sát độc lập.
Trận đấu ở Glasgow sắp tới sẽ do chính ban tổ chức kiểm soát.
"Chúng tôi đă tự xây dựng hệ thống quản lư để đảm bảo an toàn cho vơ sĩ và tuân thủ luật lệ. Đằng sau hậu trường, chúng tôi đă dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu luật lệ và các biện pháp an toàn", Skeete nói.
VietBF@sưu tập