Trong hồi kư “Saving Five: A Memoir of Hope”, Amanda Ngọc Nguyễn kể lại hành tŕnh vượt qua bi kịch bị xâm hại, đồng thời vươn tới ước mơ không gian của ḿnh.
Amanda Ngọc Nguyễn sinh năm 1991, nổi tiếng với những nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện quyền lợi của những nạn nhân sống sót sau khi bị tấn công t́nh dục. Cô sáng lập và điều hành Rise - tổ chức phi lợi nhuận đấu tranh cho công lư và nhân quyền, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ nạn nhân bị xâm hại t́nh dục.
Ngọc Nguyễn đóng vai tṛ quan trọng trong việc soạn thảo và thúc đẩy Đạo luật Quyền của Nạn nhân Sống sót sau Xâm hại T́nh dục (Sexual Assault Survivors’ Bill of Rights), được Quốc hội Mỹ thông qua gần như tuyệt đối vào năm 2016.
Cô được đề cử Giải Nobel Ḥa b́nh năm 2019, lọt vào danh sách "30 Under 30" của Forbes, xuất hiện trên nhiều diễn đàn quốc tế, bao gồm Liên hợp quốc.
Theo BusinessWire, Amanda Ngọc Nguyễn sẽ cùng 5 phụ nữ khác bao gồm ca sĩ Katy Perry bay vào không gian trong khuôn khổ nhiệm vụ NS-21 của dự án Blue Origin. Ngọc Nguyễn từng phát biểu tại lần phóng tàu NS-18.
Cuốn hồi kư Saving Five: A Memoir of Hope (Cứu cả năm: Một hồi kư của hy vọng) kể về hành tŕnh hoạt động xă hội sôi nổi song song với con đường t́m về và chữa lành bản thân của Amanda Ngọc Nguyễn.
Khủng hoảng v́ bị xâm hại
“Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc” là tin nhắn Amanda Ngọc Nguyễn ghi lại vào máy tính ngay sau khi bị cưỡng hiếp tại khuôn viên trường Harvard. Những từ ấy tiếp tục xuất hiện nhiều lần trong phần tiếp theo của cuốn hồi kư.
Những ngày sau sự vụ, cô gái quỵ ngă đến gần như không thể phục hồi. “Khi nào tôi mới thôi cảm thấy thế này - như thể bên trong ḿnh bị xé nát?” Ngọc Nguyễn viết. “Như thể linh hồn tôi tan vỡ chẳng thể cứu văn?”
Câu chuyện của cô đan xen các điểm thời gian, từ thời thơ ấu lớn lên với người cha bạo hành, đến khoảnh khắc cột mốc vào năm 2016 khi Đạo luật Quyền của Nạn nhân sống sót được thông qua tại Washington, đến góc nh́n của một Amanda trưởng thành, cuối cùng đă trở thành một phi hành gia.
Điều tác giả theo đuổi xuyên suốt câu chuyện là "đưa những bản thể rời rạc của ḿnh về lại một tổng thể mạch lạc", tờ New York Times nhận xét.
Tác giả sử dụng hai cách diễn đạt riêng biệt để kể về quá tŕnh phục hồi và hoạt động chính trị của ḿnh. Các chương như “Cách sống sót sau hậu quả tức thời của một vụ hiếp dâm: Một chỉ dẫn” tŕnh bày những thông tin có thực bằng cách đưa vào báo cáo của bệnh viện, thuốc được phát (chẳng hạn thuốc chống HIV) và các chi tiết lâm sàng khác.
Qua đó, Ngọc Nguyễn khắc họa bộ máy quan liêu lạnh lùng vây quanh các nạn nhân. Dù họ đều có ư định tốt, hệ thống pháp lư này dường như tước mất tính cá nhân và khiến cô càng cảm thấy bị xóa bỏ.
Đỉnh điểm là "bộ kit kiểm tra xâm hại" chứa mẫu vật được thu thập chỉ vài giờ sau vụ tấn công - vừa là bằng chứng cụ thể, vừa là lời nhắc nhở hữu h́nh về câu hỏi dai dẳng: liệu có nên khởi kiện kẻ tấn công ẩn danh (một bạn cùng trường) hay không. Vẫn chưa thôi bàng hoàng, nữ sinh năm cuối buộc phải đưa ra những quyết định có thể ảnh hưởng đến cả tương lai của ḿnh.
Nghiên cứu hồ sơ dài 65 trang mà bệnh viện cung cấp, cô phát hiện rằng bang Massachusetts sẽ tiêu hủy bộ kit sau 6 tháng nếu cô không tiến hành tố tụng, dù thời hiệu truy cứu trách nhiệm với hành vi tấn công t́nh dục là 15 năm. Ngọc Nguyễn phẫn nộ: “Tôi cảm thấy bất lực, vô h́nh, như bị phản bội thêm lần nữa”.
Đấu tranh v́ công lư và chữa lành chính ḿnh
Ngọn lửa này thúc đẩy cô đấu tranh. “Làm sao một chiếc lá khô có thể duỗi ḿnh về lại trạng thái ban đầu? Chẳng thể nào. Nhưng nó có thể biến đổi”, cô viết. “Đủ nhiệt th́ đến một chiếc lá cũng có thể bùng cháy thành tia lửa”.Vừa vật lộn quy định pháp lư rối rắm, Ngọc Nguyễn vừa đối diện với thử thách trước mắt: giành lại sự sống từ bờ vực tuyệt vọng. Cô trích dẫn một thống kê rằng 1/3 phụ nữ bị hiếp dâm có ư định tự tử. Cùng lúc, cô phải hoàn thành năm cuối đại học và nộp đơn xin việc - hy vọng vào làm tại NASA hoặc tại C.I.A. Không ít lần cô đối mặt với t́nh thế nghiệt ngă: theo đuổi sự nghiệp hay theo đuổi công lư?
Song song với câu chuyện thực tế ấy, Ngọc Nguyễn c̣n dẫn dắt người đọc vào hành tŕnh đầy cảm xúc và giàu tưởng tượng: cô ở tuổi 30 đồng hành cùng phiên bản của chính ḿnh ở các độ tuổi 5, 15 và 22. Những cuộc tṛ chuyện này thoạt đầu chỉ như bài tập trị liệu tâm lư, nhưng hóa ra đối diện với tuổi thơ lại là một sự cứu rỗi cần thiết.
Bốn phiên bản của Amanda cùng dấn thân vào cuộc phiêu lưu huyền thoại, qua 5 giai đoạn đau buồn. Tại mỗi chặng dừng - một sa mạc cằn cỗi, một ngọn hải đăng chớp sáng bên bờ biển, một con tàu cũ kỹ neo gần cảng - họ lần lượt khai mở kư ức.
Qua đó, tác giả học được cách thấu cảm không chỉ với đứa trẻ bị đánh đập trong quá khứ, mà với cả người mẹ đă tiếp tay cho bạo lực và người cha giận dữ, đầy kiểm soát của ḿnh.
Việc khôi phục những kư ức đau đớn nhất cuối cùng cũng giúp Ngọc Nguyễn t́m thấy chút b́nh yên, cũng như thành công trong nỗ lực vận động cho một đạo luật tầm quốc gia.
|