Người đàn ông tại Hà Nội vào cấp cứu trong t́nh trạng khó thở, phải thở máy, lọc máu liên tục sau khi lây sởi từ đồng nghiệp.
Ngày 27/3, tại buổi làm việc với Bộ Y tế về t́nh h́nh điều trị dịch sởi, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, tại đây đang điều trị nhiều bệnh nhân sởi là người lớn, nhập viện trong t́nh trạng nặng.
Anh L.V.S (38 tuổi, trú tại Gia Lâm, Hà Nội) vào Bệnh viện Gia Lâm từ ngày 14/2 sau khi tiếp xúc với đồng nghiệp mắc sởi. T́nh trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, chỉ một ngày sau đă sốt 39 độ, phát ban từ mặt lan xuống tay, thân ḿnh, ho đờm trắng đục, đau họng và khó thở tăng dần, suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy oxy. Bởi vậy, anh S. phải chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai.
Lúc này, bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ nặng phải hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu và chạy ECMO. Sau thời gian điều trị tích cực, anh S. đă được ra viện.
Trường hợp khác là anh T.H.T (40 tuổi, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đi cấp cứu ngày 20/3 trong t́nh trạng khó thở, biến chứng viêm phổi phải thở oxy kính. Bệnh nhân sốt cao, ho khan và tức ngực được chuyển từ Bệnh viện Thành phố Lào Cai xuống Bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, bệnh nhân đă được ra viện.
Trong khi đó, bệnh nhân N.Đ.H (51 tuổi, trú tại Gia Lâm, Hà Nội) vẫn đang điều trị do triệu chứng nặng, có tiền sử đái tháo đường, hen phế quản. Người này vào Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán sởi/đái tháo đường tuưp 2, hen phế quản. Sau 5 ngày, anh H. khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng. Hiện, bệnh nhân phải thở máy, lọc máu liên tục, vận mạch.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đă tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung b́nh 10-20 ca. Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm năo - màng năo. Hầu hết trường hợp đều chưa được tiêm pḥng hoặc trước có tiêm pḥng nhưng không tiêm nhắc lại.
Sởi là bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Bởi vậy, khi được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần ngay lập tức cách ly để điều trị, tránh lây sởi trong cộng đồng.
Theo bác sĩ Cường, các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản, chiếm khoảng 5% số bệnh nhân nhập viện. Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc.
Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể pḥng chống được bằng việc tiêm vắc xin. Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm th́ cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rơ lịch sử tiêm chủng, cần tiêm nhắc lại vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR).
Tiến sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, trong gần 3 tháng đầu năm 2025, cơ sở này ghi nhận khoảng 1.900 ca sởi, trong khi cả năm 2024 có chưa đến 800 ca. Đại đa số ca bệnh có địa chỉ ở Hà Nội (gần 1.200 ca).
Nếu tháng 1/2025, bệnh viện ghi nhận có 448 ca sởi th́ tới tháng 3, số ca sởi tại đây lên gấp đôi (881 ca). Hiện c̣n hơn 100 trẻ mắc sởi điều trị tại viện. “60% số ca mắc sởi chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến thời điểm được khuyến cáo tiêm chủng đă mắc sởi”, bác sĩ Tùng cho biết.
Bệnh viện cũng ghi nhận 13 ca tử vong do sởi trong hơn 1 năm qua. Trong đó, một số bệnh nhân mắc sởi trên nền bệnh lư phức tạp như viêm phổi, đẻ non, rối loạn chuyển hóa, teo đường mật, viêm màng năo… Chỉ 2 trẻ trong số này đă tiêm đủ 2 mũi vắc xin pḥng bệnh sởi, số c̣n lại chưa tiêm, chưa tiêm đủ mũi, hoặc chưa rơ thông tin.
Mới nhất, trường hợp tử vong do sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương là bé gái 4 tuổi ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), tiền sử chưa tiêm pḥng vắc xin sởi. 7 ngày sau khi phát bệnh, bé mới được đưa vào viện, diễn biến nặng nên không qua khỏi chỉ sau 1 ngày vào viện.
Hiện trung b́nh mỗi ngày bệnh viện khám, sàng lọc từ 70-90 ca sởi, có ngày cao điểm hơn 100 bệnh nhân đến khám. Bệnh viện đă tiến hành phân luồng sàng lọc ngay từ pḥng khám. Nếu nhẹ sẽ đưa về tuyến dưới, trường hợp nặng chuyển điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới.
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra t́nh h́nh bệnh sởi ngày 27/3, lănh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương bày tỏ lo ngại khi số lượng bệnh nhân nội trú ở cơ sở này rất đông, trong khi pḥng bệnh có hạn, hạn chế pḥng cách ly tiêu chuẩn.
“Bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương thường nặng, nhiều bệnh lư nền. Nếu gặp nguồn nhiễm, nguy cơ mắc sởi rất cao, thời gian nằm viện kéo dài”, đại diện bệnh viện cho hay.
Số ca bệnh đến khám, sàng lọc, điều trị sởi rất đông gây khó khăn cho việc phân luồng. Bên cạnh đó, biểu hiện lâm sàng của sởi hiện nay không điển h́nh, khó nhận định; thầy thuốc khó kiểm soát giao lưu giữa người bệnh và gia đ́nh người bệnh…
VietBF@ sưu tập
|
|