V́ muốn cảnh sát vào cuộc điều tra, người đàn ông Trung Quốc đă chuyển thêm tiền cho kẻ lừa đảo.
Một sáng tháng 8/2014, anh Lưu ở Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, ăn mặc chỉnh tề đến đồn cảnh sát phố Bàn Hỏa để tŕnh báo sự việc ḿnh bị lừa đảo. Theo lời khai, người đàn ông này cho biết đă bị lừa hết tiền tiết kiệm và phải gánh một khoản nợ khổng lồ.
Sự việc bắt đầu từ tháng 4/2014, anh Lưu đă chi 1.760 NDT (hơn 6,2 triệu đồng) mua một sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho nam giới qua 1 kênh bán hàng trực tuyến. Hai ngày sau, khi người đàn ông này đang sử dụng sản phẩm th́ nhận được một cuộc điện thoại kỳ lạ. Đầu dây bên kia tự xưng là giám đốc Kim của đơn vị phân phối sản phẩm trên và nói rằng anh Lưu phải mua thêm thuốc th́ việc điều trị mới có hiệu quả. Anh Lưu tin lời người này nên đă chuyển 5.500 NDT (hơn 19 triệu đồng) để mua thêm thuốc từ đơn vị này.
Sau lần này, anh Lưu tiếp tục nhận thêm những cuộc gọi khác từ những người tự xưng là bác sĩ điều trị Kim, Giám đốc Âu, Chủ tịch Mao và Trưởng pḥng Lưu của bệnh viện, Giám đốc tài chính Dương của Hiệp hội người tiêu dùng Quảng Đông 315, giám đốc Trần của một công ty nào đó,...Nội dung các cuộc gọi điện là bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe theo toa, thuốc loại bỏ độc tố,... Có người c̣n thông báo cho anh Lưu phải nâng cấp thẻ thành viên để nhận được nhiều ưu đăi khi mua sắm hay sau khi nâng cấp thẻ thành viên, anh phải nộp thuế, mua bảo hiểm…
Cứ thế trong ṿng 4 tháng, người đàn ông này phải liên tục đến ngân hàng chuyển tiền cho họ. Sau 14 lần chuyển tiền và số tiền chuyển đi đă lên đến hơn 544.000 NDT (hơn 1,9 tỷ đồng), người đàn ông này quyết định tŕnh báo vụ việc với đồn cảnh sát phố Bàn Hỏa.
Nhận được tin báo của anh Lưu, cảnh sát địa phương đă ngay lập tức tiến hành điều tra. Sau hơn hai tháng, sự việc cũng được làm rơ và băng nhóm lừa đảo trên cũng đă bị bắt giữ tại Nam Ninh, Quảng Tây vào tháng 11/2014. Kẻ cầm đầu là một người đàn ông 25 tuổi họ Trần đến từ Quảng Châu.

Ảnh minh họa: Internet
Đối tượng này thú nhận rằng anh ta có tổng cộng 16 “cấp dưới”, được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm hoạt động độc lập. Trần sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn họ cách gọi điện thoại và thậm chí c̣n viết ra một “đoạn văn mẫu" để cấp dưới lừa gạt những “con mồi”. Những thông tin của “con mồi” đa phần được Trần mua từ các nền tảng thương mại điện tử. Sau đó, anh ta chia cho từng nhóm đàn em thực hiện hành vi kêu gọi mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
“Nếu ‘khách hàng’ nói loại thuốc này có hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục bán những loại thuốc đắt tiền khác. Nếu khách hàng không hài ḷng, chúng tôi sẽ cho người khác giả danh là thành viên của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc và lừa đảo tiền dưới danh nghĩa giúp hoàn tiền và nộp thuế”, đối tượng họ Trần thú nhận.
Với kịch bản đó, trung b́nh mỗi tháng, nhóm lừa đảo này có thể lừa đảo ít nhất 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng), nhiều nhất là 800.000 NDT (hơn 2,8 tỷ đồng). Anh Lưu chính là một trong những con mồi lớn của họ.
Tại đồn cảnh sát, anh Lưu cho biết: “Khi bị mất 70.000 NDT (hơn 246 triệu đồng), tôi đă biết ḿnh bị lừa. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục chuyển tiền cho chúng v́ muốn xem bọn lừa đảo có thể kiếm được bao nhiêu tiền”.
Hóa ra lúc đó, anh Lưu cho rằng cảnh sát sẽ không quan tâm đến những vụ lừa đảo với số tiền nhỏ nên quyết định đánh cược, tiếp tục chuyển tiền cho chúng nhằm tăng số tiền lên để cảnh sát vào cuộc điều tra.
"Một mặt, tôi muốn t́m cơ hội báo cảnh sát. Mặt khác, những kẻ lừa đảo cũng nói rằng chúng sẽ trả lại tiền nên tôi vẫn hy vọng tôi có thể lấy lại được tiền”, anh Lưu cho biết.
Trong số tiền 474.000 NDT (hơn 1,6 tỷ đồng) anh Lưu chuyển thêm sau khi biết ḿnh bị lừa, phần lớn là tiền mà người đàn ông này tiết kiệm được, 150.000 NDT (hơn 528 triệu đồng) c̣n lại là tiền anh vay từ bạn bè. Mặc dù anh Lưu cảm thấy rất tâm đắc với cách giải quyết của ḿnh, tuy nhiên hành động trên của anh khiến cảnh sát rất bối rối.
Giải thích trường hợp này, luật sư Diệp thuộc Văn pḥng luật sư Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bắc Kinh cho biết, tiêu chuẩn để khởi kiện vụ án lừa đảo là từ 3.000 NDT đến 10.000 NDT (10 đến 35 triệu đồng) tùy vào các địa phương (dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xă hội của từng vùng). Đặc biệt trong những năm gần đây, lừa đảo trên Internet tràn lan, cơ quan chức năng rất coi trọng những vụ án như vậy và thường lập hồ sơ xử lư kịp thời.
Trong trường hợp này, cách xử lư t́nh huống của nạn nhân là cực kỳ thiếu khôn ngoan. Nguyên nhân là v́ việc chuyển tiền ngày càng nhanh chóng nên nếu thông báo muộn, rất khó để thu hồi tiền. Do đó, hành động chuyển thêm tiền cho các đối tượng lừa đảo không chỉ gây thêm mất mát tài sản cá nhân mà c̣n làm chậm thời gian và tăng thêm khó khăn trong việc thu hồi số tiền bị đánh cắp.
Luật sư nhắc nhở rằng khi phát hiện bị lừa, mọi người nên gọi ngay cho cảnh sát Trung Quốc để cung cấp manh mối. Cảnh sát sẽ làm việc với ngân hàng để đóng băng các tài khoản có liên quan nhằm tránh hoặc giảm thiểu tổn thất tài chính. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên cảnh giác và chú ư đến các cuộc gọi yêu cầu thanh toán hoặc chuyển khoản để tránh bị lừa đảo. Nếu thấy có điều ǵ đáng ngờ, hăy gọi cảnh sát địa phương ngay lập tức để có phương án xử lư kịp thời.
VietBF@sưu tập