Gia đ́nh liên tiếp xảy ra chuyện buồn, khiến cô gái trẻ mất phương hướng, t́m đến những người bạn của ḿnh để tâm sự. Trong những lần tụ tập đó, cô đă lầm đường lạc lối.
Trong buồng điều trị ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (Nông Cống, Thanh Hóa), Nguyễn Thị Thương ngồi trên chiếc giường nhỏ với vẻ mặt mệt nhọc. Gặp người lạ, Thương tỏ ra ngại ngùng, quay mặt vào tường.
Thương kể: “Cách đây gần một tháng, tôi được gia đ́nh động viên vào cơ sở cai nghiện để làm lại cuộc đời.
Mới đầu vào trung tâm, bản thân tôi thấy rất sợ và xấu hổ. Nhưng sau những trận lên cơn rồi tỉnh lại, tôi nhận ra ḿnh như từ cơi chết trở về và tự nguyện nộp đơn xin đi cai nghiện”.

Nguyễn Thị Thương ở Cơ sở cai nghiện số 1. Ảnh: Lê Dương
Thương cho biết, trước đây cô từng có một gia đ́nh nhỏ hạnh phúc. Hai vợ chồng cùng quê. Họ có với nhau một người con. Chồng Thương đi lao động nước ngoài, c̣n cô ở nhà mở spa thu nhập 25-30 triệu đồng/tháng.
Cuối 2023, sau khi chồng Thương hết hạn hợp đồng về nước, cũng là lúc t́nh cảm vợ chồng rạn nứt dẫn đến ly hôn.
Sau khi ly hôn, Thương sang nhà mẹ đẻ ở. Thời gian này, anh trai cô gây ra khoản nợ hàng tỷ đồng khiến bố mẹ suy sụp, lâm bệnh. Những cú sốc liên tiếp đẩy cô gái trẻ vào trạng thái tiêu cực, mất phương hướng.
Học viên sau khi cai nghiện được ra ngoài lao động, sản xuất. Ảnh: Lê Dương
“Buồn chuyện gia đ́nh, tôi t́m đến một nhóm bạn tâm sự và giải khuây. Ban đầu tôi không biết ma túy là ǵ, nghe các bạn rủ rê, tôi đă thử dùng. Một lần, hai lần, tôi nghiện từ khi nào không biết”, Thương chia sẻ.
Theo lời Thương, những lúc tâm trạng tỉnh táo, trong đầu cô luôn nghĩ t́m cách thoát ra khỏi cái bóng của ma túy. Có thời gian cô tự cai nghiện ở nhà bằng cách mua thuốc về uống, nhưng không vượt qua được.
Được sự động viên của gia đ́nh, Thương đă quyết định làm đơn tự nguyện vào Cơ sở cai nghiện từ ngày 28/2, với mong muốn cai nghiện thành công để xây dựng lại cuộc đời.
“Những ngày đầu, tôi rất căng thẳng, suy nghĩ nhiều về cuộc đời. Các cán bộ ở trung tâm ngoài giúp tôi cai thuốc, c̣n tṛ chuyện tạo cho tôi tâm lư thoải mái để tự ḿnh hiểu được sự nguy hại khi sử dụng ma túy.
Sau khoảng nửa tháng điều trị, đến nay tôi không c̣n lên cơn, cũng không c̣n nhớ tới thuốc phiện nữa", Thương cho biết.
Bà Nguyễn Thị Dung, cán bộ Pḥng Y tế, Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 cho biết, Thương chưa nghiện quá lâu nên việc cắt cơn sẽ nhanh hơn.
Thông thường, các học viên khi vào đây đều có tư tưởng, tâm lư không ổn định, tâm trạng buồn chán.
Để cảm hóa được người nghiện, các cán bộ ở đây phải thường xuyên tâm sự, tṛ chuyện để nắm bắt tâm lư, tư tưởng, hoàn cảnh của từng gia đ́nh học viên để chia sẻ.
“Hàng trăm học viên ở đây mỗi người có một hoàn cảnh, có những trường hợp bị di chứng do ma túy tổng hợp gây rối loạn tâm thần, đ̣i hỏi sự nỗ lực rất lớn của cán bộ, nhân viên và đội ngũ y tế tại trung tâm.
Khi bước vào giai đoạn cắt cơn, học viên rất khó kiểm soát hành vi, dễ kích động, nên cán bộ phải thường xuyên nắm bắt tâm lư để cảm hóa học viên”, bà Dung chia sẻ.
VietBF@ sưu tập