Việt Nam và Nga thỏa thuận tiến hành đàm phán gấp rút để kư hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, dự trù tại tỉnh Ninh Thuận.
Hôm 10 Tháng Năm, Việt Nam và Nga kư kết một loạt thỏa hiệp trên nhiều lănh vực khi Tổng Bí Thư Đảng CSVN Tô Lâm cầm đầu một phái đoàn đến Nga. Giáo dục, y tế, thể thao, an ninh quốc pḥng, năng lượng, dầu khí, đủ cả.
Nó chứng tỏ mối quan hệ khó có thể tách rời giữa một Việt Nam Cộng Sản bây giờ vốn là chư hầu của đế quốc đỏ Liên Xô ngày trước, nay tuy Liên Bang Nga trên danh nghĩa không c̣n là Cộng Sản, nhưng vẫn độc tài sắt máu và vẫn đầy tham vọng bá quyền bành trướng. Thêm nữa, phần lớn trang bị an ninh quốc pḥng hiện có của CSVN vẫn do Nga cung cấp, gồm cả khu trục, tàu ngầm.
Trong chuyến đi Nga của phái đoàn Tô Lâm lần này, “lộ tŕnh tổng thể về hợp tác năng lượng nguyên tử cho mục đích ḥa b́nh giai đoạn 2025-2030 giữa Bộ Khoa Học và Công Nghệ và Tập Đoàn ROSATOM” thấy được báo Tuổi Trẻ liệt kê trong danh sách các thỏa hiệp và bản ghi nhớ mà CSVN và Liên Bang Nga kư kết.
Bản thông cáo chung của hai bên đề ngày 11 Tháng Năm nói rằng: “Việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân (tại Việt Nam) với các kỹ thuật tiên tiến sẽ tuân thủ nghiêm ngặt với các quy định về an toàn phóng xạ và hạt nhân và cho lợi ích phát triển kinh tế xă hội.”
Giữa Tháng Tư vừa qua, chế độ Hà Nội loan báo điều chỉnh lại quy hoạch điện quốc gia giai đoạn 2021-2030 gồm cả phát triển điện hạt nhân thay v́ chỉ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam có nạn thiếu điện thường xuyên khi phát triển điện không theo kịp phát triển kinh tế xă hội dù đă mua thêm điện từ Trung Quốc và Lào.
Dự án làm điện hạt nhân đă có từ gần hai thập niên qua nhưng đă bị gác lại v́ nhiều lư do, từ thiếu tiền, thiếu chuyên viên đến hệ quả của thảm họa điện hạt nhân xảy ra tại nhà máy Fukushima, Nhật Bản, năm 2021. Nhưng từ năm ngoái đến nay, sau nhiều lần đàm phán với Nga, Hà Nội quyết định tiến hành chương tŕnh điện hạt nhân để tăng sản lượng điện lên 6.4GW từ năm 2030 đến năm 2035.
Tuy hồi đầu năm, chế độ Hà Nội bắn tiếng sẽ thảo luận với các đối tác ngoại quốc để tiến hành xây dựng các ḷ phản ứng điện hạt nhân, gồm cả Nga, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp. Tuy nhiên, không thấy các cơ quan tuyên truyền của chế độ đả động ǵ đến các cuộc tiếp xúc hay đàm phán, ngoại trừ các chuyến thăm viếng Việt Nam của các chức sắc cấp cao Nga từ tổng thống, thủ tướng, tổng giám đốc Rosatom mà họ đều nhấn mạnh đến việc xây dựng điện hạt nhân.
Hăng tin Tass của Nga ngày 11 Tháng Năm thuật lại cuộc đàm phán giữa Tổng Thống Nga Vladimir Putin với Tổng Bí Thư Tô Lâm ngày hôm trước tại Moscow tâng bốc “vai tṛ quan trọng đầy triển vọng của năng lượng hạt nhân trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời đề cập đến ưu tiên phát triển một trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.”
Trong bản tin ngày 12 Tháng Năm, tờ Người Lao Động dẫn lại “cơ chế đặc thù” cho quy hoạch điện là “chỉ định thầu” thay v́ đấu thầu quốc tế công khai để các nước cạnh tranh. Trong kiểu cách này và những chuẩn bị, tính toán riêng của những kẻ cầm đầu đảng CSVN, người ta nh́n thấy không ai khác ngoài Nga được “chỉ định” xây dựng hai ḷ phản ứng hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận.
Ngày 3 Tháng Giêng, 2025, các báo tại Việt Nam cho hay, Thủ Tướng Phạm Minh Chính “yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành công tác đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.”
Đến cuối Tháng Ba, 2025, báo Công Thương nói rằng nhà cầm quyền tỉnh Ninh Thuận được chỉ thị “các cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án điện hạt nhân thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh sẽ tŕnh HĐND tỉnh chậm nhất trong Tháng Tư, 2025, làm cơ sở để tính toán, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.”
Cho đến nay, dự án điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận bao giờ chính thức khởi công, tốn phí bao nhiêu, bao lâu sẽ xong, vẫn c̣n bị giấu kín.