Dù có tiềm lực tài chính khổng lồ và nền tảng truyền thông trong tay, tỷ phú Elon Musk sẽ phải đối mặt với rất nhiều rào cản nếu muốn thay đổi hệ thống chính trị Mỹ.

Để lập được một đảng chính trị riêng, Elon Musk cần vượt qua rất nhiều thách thức. Ảnh: Reuters.
Tuần này, Elon Musk bất ngờ đẩy mạnh ư tưởng thành lập đảng chính trị riêng - điều mà ông từng đề cập hồi năm 2022 nhưng nhanh chóng bỏ dở.
Trên mạng xă hội X , Musk viết: “Nếu dự luật chi tiêu điên rồ này được thông qua, Đảng Nước Mỹ sẽ được thành lập ngay ngày hôm sau”. Bài đăng thu hút hơn 42 triệu lượt xem chỉ sau một ngày.
Dự luật mà Musk phản đối đă được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua vào ngày 3/7. Tỷ phú giàu nhất thế giới cáo buộc cả hai đảng lớn là đảng Dân chủ và đảng Cộng ḥa đang “bắt tay nhau” trong t́nh trạng chi tiêu phung phí, gọi họ là “đảng lợn béo”.
Tính đến giữa tuần, Musk đă có ít nhất 8 bài viết liên quan đến ư tưởng lập đảng mới, với trọng tâm là giảm nợ công - một vấn đề mà ông cho rằng cả hai đảng lớn đều thất bại trong việc giải quyết.
Dù vậy, ngoài cái tên “đảng Nước Mỹ” và mục tiêu nợ công, Musk chưa công bố bất kỳ kế hoạch cụ thể nào, cũng không phản hồi yêu cầu b́nh luận của giới truyền thông. Giới phân tích chính trị cảnh báo rằng để hiện thực hóa một đảng chính trị mới ở Mỹ là điều cực kỳ gian nan.
Quá nhiều thách thức
Là chủ sở hữu Tesla và SpaceX, đồng thời kiểm soát mạng xă hội X, Elon Musk có trong tay nguồn lực tài chính và truyền thông mà bất kỳ chính trị gia nào cũng mơ ước.
Năm ngoái, Musk là nhà tài trợ lớn nhất cho các chiến dịch của đảng Cộng ḥa, chi hơn 290 triệu USD nhằm đưa ông Trump trở lại Nhà Trắng. Ông cũng ủng hộ nhiều phong trào cực hữu trên toàn cầu, kể cả tại Đức. Nhưng theo các chuyên gia, “tiền không phải là rào cản duy nhất”.
“Chính trị không giống kinh doanh. Nó cần mang tinh thần phong trào xă hội, khơi dậy tinh thần từ cơ sở, nơi người dân được thúc đẩy để hành động”, giáo sư Bernard Tamas tại Đại học Valdosta State, bang Georgia nhận định.
“Ngay cả khi Musk có thể rót tiền, ông ấy cũng không thể tái tạo được bộ máy tổ chức đồ sộ mà hai đảng lớn đă xây dựng suốt nhiều thập kỷ”, ông nói thêm.

Elon Musk từng chi hơn 200 triệu USD để đưa ông Trump trở lại Nhà Trắng nhưng để thành lập một đảng mới, tiềm lực tài chính vẫn là chưa đủ. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh đó, việc vận hành một đảng chính trị ở Mỹ đ̣i hỏi phải vượt qua nhiều yêu cầu pháp lư khắt khe. Tại Texas - nơi Musk sinh sống - một đảng mới cần thu thập ít nhất 81.000 chữ kư để đủ điều kiện xuất hiện trên lá phiếu.
Theo giới vận động, điều này có thể thực hiện được nếu có thời gian và tiền bạc, song luật lệ ở nhiều bang đang ngày càng siết chặt với các đảng nhỏ.
“Những khi nước Mỹ ổn định, các quy định tiếp cận lá phiếu thường dễ thở hơn. Nhưng khi xă hội rối ren, luật lại trở nên ngặt nghèo. Thập kỷ này là minh chứng rơ nhất”, ông Richard Winger - biên tập viên Ballot Access News - nhận định.
“Tôi không biết nên nghĩ ǵ về tuyên bố của Musk. Ông ta quá thất thường. Trong kinh doanh, ông ấy thành công, nhưng với chính trị th́ lại rất thiếu nghiêm túc”, Winger cho biết thêm.
Musk không phải người đầu tiên
Lịch sử Mỹ chứng kiến rất ít đảng thứ ba thành công. Một vài đảng như đảng Tự do (Libertarian) hay đảng Xanh (Green) vẫn tổ chức đại hội và tranh cử nhưng hiếm khi giành được thắng lợi lớn. Các nỗ lực đáng chú ư như đảng Cấp tiến của Tổng thống Theodore Roosevelt năm 1912 cũng không thể tồn tại lâu dài.
Tỷ phú Ross Perot từng đạt 19% phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992 nhờ chiến dịch tập trung vào việc giảm nợ công nhưng không giành được phiếu đại cử tri nào và không duy tŕ được đảng Cải cách (Reform Party) sau đó.
Khác với nhiều nền dân chủ tại Canada hay châu Âu - nơi hệ thống đa đảng là tiêu chuẩn và các liên minh thường được lập ra để giành đa số, chính trường Mỹ bị chi phối bởi 2 đảng lớn trong nhiều thập kỷ. Dù có vài nghị sĩ độc lập được bầu vào Quốc hội, họ thường phải đứng chung phe với một trong hai đảng lớn.
VietBF@ sưu tập