Cả năm trời bố mẹ tôi mới rảnh để đón cháu về chơi ít hôm cho đỡ nhớ, vậy mà vợ lại phản đối quyết liệt. Tôi mệt mỏi v́ công việc đă đành, c̣n phải gánh thêm sự căng thẳng triền miên trong hôn nhân khi mâu thuẫn cũ vẫn chưa hề được hàn gắn.
Giờ là tờ mờ sáng, tôi lăn lộn măi không ngủ được. Sự mệt mỏi v́ áp lực công việc đă đeo bám tôi suốt thời gian dài, nhưng điều khiến tôi kiệt sức hơn cả là bầu không khí căng thẳng với vợ.
Vợ chồng tôi sống trong căn hộ chung cư ở Hà Nội, căn nhà là bố mẹ tôi mua trước khi cưới, để hai đứa có chỗ ở ổn định. Cuộc sống từng khá yên ả cho đến khi con đầu ḷng ra đời. V́ bố mẹ tôi sống cách Hà Nội khoảng 50 km, mẹ tôi c̣n bận dạy học, nên phần lớn việc chăm cháu phải nhờ bên ngoại, do nhà vợ tôi gần chỗ chúng tôi ở.
Thực ra, từ hồi mới cưới, vợ tôi đă không thoải mái mỗi lần về quê chồng. Có lần cô ấy chia sẻ không hợp nếp sống dưới quê, ngại chuyện phải ăn uống, sinh hoạt chung, ngại cả chuyện họ hàng sang chơi thăm hỏi. Đợt tôi đưa vợ về ăn Tết đầu tiên, mẹ tôi sơ ư góp ư chuyện chăm con khiến vợ giận dỗi, sau đó ít nói chuyện với mẹ chồng. Tôi đă cố giảng ḥa nhưng cả hai bên vẫn giữ khoảng cách.
Mới đây, mẹ tôi được nghỉ hè, bà ngỏ ư muốn đón cháu về quê chơi một hai tuần. Bé gần 3 tuổi, đă cứng cáp, chăm cũng không c̣n vất vả. Tôi bàn với vợ, nghĩ rằng cô ấy sẽ vui v́ con có dịp thay đổi không khí, ông bà nội cũng đỡ nhớ cháu. Nhưng vợ tôi từ chối ngay, nói nếu có về th́ chỉ vài ngày, v́ ở quê “không thoải mái”, dù nhà dưới quê đă được bố mẹ tôi sửa sang, pḥng ai nấy ở, rất tiện nghi.
Em gái tôi lấy chồng gần quê, hầu như tuần nào cũng về. Tôi đă mua ô tô để tiện đi lại, nếu công việc bận, bố mẹ c̣n gợi ư cho vợ con tôi đi nhờ xe em gái trước, tôi sẽ thu xếp về sau. Nhưng khi tôi truyền đạt lại, vợ gắt lên: “Thích th́ đây tự bắt xe về, không cần nhờ ai hết”. Tôi đề nghị nếu cô ấy không thích đi nhờ th́ tôi sẽ tranh thủ tự chở hai mẹ con về, nhưng rồi cả hai căi nhau lớn, vợ khẳng định không muốn về nữa.
Tôi rất buồn v́ bố mẹ đă lâu không gặp cháu, ông bà chỉ mong có vài tuần nghỉ hè để bầu bạn cùng đứa nhỏ cho đỡ trống trải. Họ thương con cháu, chỉ muốn tụ họp cho vui chứ chẳng ép buộc hay xét nét ǵ.
Tôi vẫn cố gắng chu toàn kinh tế: lương tháng đưa vợ gần hết, sắm sửa đủ thứ trong nhà, vậy mà chưa một lần tôi nghe cô ấy nói lời cảm ơn. Giờ tôi không biết ăn nói sao với bố mẹ, lại càng bế tắc khi chính tổ ấm của ḿnh luôn ngột ngạt, c̣n mâu thuẫn cũ th́ như vết sẹo chưa bao giờ lành. Phải chăng tôi cứ măi phải chịu đựng sự vô lư này, hay đă đến lúc cần một cuộc tṛ chuyện thẳng thắn để cứu văn hôn nhân?
Tâm sự của độc giả
Ngày nay, không ít nàng dâu trẻ ngại ngần khi phải về quê chồng lâu ngày. Với họ, mỗi chuyến về không chỉ là xách theo hành lư, mà c̣n kéo theo vô vàn áp lực vô h́nh: sự khác biệt nếp sinh hoạt, ánh mắt ḍ xét, những lời hỏi han xen lẫn soi mói từ họ hàng, những bữa cơm đông đủ nhưng thiếu tự do.
Ở thành phố, họ quen với sự riêng tư trong căn hộ nhỏ, nhịp sống nhanh gọn, ít bị ràng buộc. Về quê, mọi chuyện trở nên ngược lại: thức dậy sớm, bếp núc bận rộn, phải chu toàn “dâu hiền vợ đảm” theo nếp cũ. Nhiều nàng dâu thấy ḿnh như trở lại thời bao cấp, bó buộc và không được là chính ḿnh.
Đằng sau nỗi ngại ấy, đôi khi c̣n là vết hằn của những mâu thuẫn nhỏ từng xảy ra với mẹ chồng, chị em chồng… khiến họ chỉ muốn “về cho có”, rồi lại nhanh chóng t́m cớ quay lại thành phố. Chỉ tiếc, trong khoảng cách ấy, không ít gia đ́nh dần xa nhau, c̣n con trẻ thiệt tḥi t́nh cảm ông bà nội ngoại.
Muốn thu hẹp khoảng cách ấy, trước hết người chồng nên là cầu nối mềm mỏng, khéo léo dung ḥa mong muốn của vợ và t́nh cảm của bố mẹ. Hăy chia sẻ thẳng thắn với vợ, lắng nghe nỗi khó chịu của cô ấy khi về quê, từ chuyện sinh hoạt, ứng xử đến những vướng mắc cũ. Đồng thời, cũng nên tâm sự với bố mẹ, để họ hiểu và hạn chế những lời góp ư dễ gây tổn thương.
Về phía các nàng dâu, hăy cởi mở hơn, đừng để định kiến hoặc những mâu thuẫn nhỏ khiến bản thân mất thiện cảm măi. Đôi khi chỉ cần vài ngày, coi như cho con có thêm kỷ niệm với ông bà, cho chồng vơi đi cảm giác tội lỗi với cha mẹ ḿnh. Nếu mọi người trong gia đ́nh cùng có thiện chí, khoảng cách sẽ dần được lấp đầy bằng sự tôn trọng, yêu thương và cảm thông.
VietBF@ sưu tập
|
|