Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể c̣n tồn tại cho đến ngày nay, buôn Buôr thuộc xă Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là một trong những buôn cổ của đồng bào Ê-đê được xếp vào loại quư hiếm nhất của Tây Nguyên. Song những giá trị này đang bị mai một từng ngày…
Huyền thoại buôn Buôr
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại buôn Buôr, được già Y Săm kể lại rằng: Cách đây đă mấy trăm mùa rẫy, cụ Aya H’Gân từ xă Ḥa Xuân (nay thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đă vượt sông Sêrêpốk sang bờ Nam lập ra buôn Buôr.
“Buôr” trong tiếng Ê-đê có nghĩa là vùng đất cao ráo, được bao bọc bởi những con sông, con suối. Bến nước của buôn thuộc ḍng suối Ea Măng được bắt nguồn từ 2 ḍng suối Ea Djuôn Djuôt và EaH’ra chảy về. Bến nước ấy vẫn c̣n nguyên vẹn cho đến ngày nay. Những cây g̣n hàng trăm tuổi c̣n sót lại trong buôn là minh chứng cho những đêm dài tổ chức lễ hội cúng tế thần linh của tiền nhân từ thuở lập buôn.
Một trong những ngôi nhà dài ít ỏi c̣n sót lại của buôn Buôr
Buôn Buôr hiện c̣n 20 ngôi nhà dài truyền thống, trong đó có những nhà đă trên 100 năm tuổi, được kế thừa qua 5-7 đời cháu con. Lâu đời nhất phải kể đến nhà của các cụ Y Săm, Y Ngăm, Y Lui (khoảng 150 năm tuổi). Già làng Y Khia nói rằng, xưa kia, những ngôi nhà này dài cả trăm mét, là nơi chung sống của hơn 50 thành viên trong gia đ́nh, có gian khách (Gah) chứa được cả trăm người. Sau nhiều lần sửa chữa, hiện nay, mỗi nhà chỉ c̣n dài khoảng 50-60 mét. Trong nhà có hai hàng cột được làm bằng gỗ cà chít có đường kính hơn nửa mét, xà nhà được làm từ những cây bằng lăng dài 30-40 mét, thẳng tuốt.
Buôn Buôr cũng luôn đứng đầu về số lượng chiêng cổ, ché cổ, bát đồng, khung dệt... so với các buôn cổ khác. Hiện nay tại đây c̣n lưu giữ được 40 bộ cồng chiêng cổ hàng trăm năm tuổi. Cùng đó là nhiều nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, mộc, đánh bắt cá sông theo tập tục...
Hơn 100 năm tồn tại, buôn Buôr đă trải qua 9 đời chủ buôn. Mỗi đời chủ buôn là một giai đoạn kế thừa, phát triển thể chế văn hoá cộng đồng trong buôn. Đặc biệt, chủ buôn đời thứ 8 cụ Y Dhoă Hdơk được dân suy tôn là bậc anh hùng v́ đă hy sinh cho sự tồn vong của buôn.
Tương truyền, trong thời gian làm chủ buôn, cụ từng bị các thế lực thù địch khống chế, ép buộc phải xúi giục dân trong buôn đi ngược lại với truyền thống của người Ê-đê Kpă. Không muốn để kẻ xấu lợi dụng, cụ đă tự t́m đến cái chết. Chính sự hy sinh này đă làm thức tỉnh những kẻ một thời lầm đường, lạc lối trở về với con đường chính nghĩa.
Mai một
Năm 2005, khi Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) cùng tỉnh Đắk Nông tiến hành khảo sát, lập dự án bảo tồn cũng là lúc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở buôn Buôr đang trong thời kỳ mai một nhanh nhất. Những ngôi nhà cổ ở buôn Buôr bị mục nát nhanh chóng. Nhà cụ Y Săm đă mục rỗng phần chân cột, tường bao, không c̣n khả năng bảo vệ các bộ phận bên trong. Nhà cụ Y Ngăm mục nát cả sàn trước, sàn sau, sàn trong (vốn được lát bằng những khúc gỗ tṛn rất to). Riêng nhà cụ Y Lul th́ đang có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, để chống đỡ cụ đă thay hẳn nền lát bằng gỗ truyền thống bằng những trụ bê tông, v́ mấy chục năm nay không được sửa chữa.
Nhà cụ Y Lul đă phải gia cố bằng những trụ bê tông cốt thép
Cùng với việc tách hộ để phát triển sản xuất, người dân bắt đầu có tâm lư chán ở nhà dài. Kiểu kiến trúc nhà sàn bị xoá sổ dần, thay vào đó là những căn nhà xây bằng xi măng, sắt thép, gạch ngói, mái tôn... theo lối kiến trúc của người Kinh.
Cụ Y Săm bảo: “Bây giờ con cháu ḿnh chỉ thích ở nhà xây hơn nhà dài, c̣n ḿnh th́ có thích cũng phải chịu thôi, v́ bây giờ kiếm được gỗ để làm nhà khó lắm, giá lại cao. V́ thế, nhà dài của ḿnh không thể sửa sang lại được, ḿnh đă dùng làm nhà kho rồi” (!). Cụ Y Săm đă xây hẳn một căn nhà khang trang khác để ở, thay thế cho căn nhà dài mục ruỗng có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào.
Một mối nguy khác là hiện có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đến buôn Buôr “săn” nhà cổ để mua về làm nhà hàng hoặc trưng bày trong các khu du lịch. Đă có nhiều chủ nhân như Y Rưk, Y Dhung, Amí H’Jăk sẵn sàng đồng ư bán nhà cổ để lấy tiền xây... biệt thự.
Một số hộ dân đă từ bỏ nhà dài truyền thống, xây nhà mới kiên cố để ở
Những ngôi nhà cổ có giá trị nhất như nhà cụ Y Săm, Y Ngăm cũng đă có người đặt tiền cọc. Cùng với việc “bỏ rơi” nhà dài, nhiều vật dụng có giá trị văn hóa như chiêng, ché, khung dệt..., những đồ dùng cúng tế thần linh như khiên, kiếm, cung, nỏ, bát đồng... cũng lần lượt “đội nón” ra đi. Ngay cả những nghi lễ cúng tế để mời khách trong mỗi gia đ́nh ở buôn Buôr giờ đây cũng đă trở thành chuyện hiếm thấy.
̀ ạch chuyện bảo tồn...
Đầu năm 2007, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đă phê duyệt Dự án Bảo tồn buôn Buôr với số vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng. Dự án này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I được triển khai trong 2 năm (2007-2008). Mục tiêu của giai đoạn I là khôi phục cảnh quan như: Trồng lại rừng thiêng, nạo vét ao hồ, sông suối, bảo tồn nhà cổ, dạy đánh cồng chiêng và các nghề truyền thống, t́m “đầu ra” cho các sản phẩm truyền thống của buôn... Phần khó hơn như các lễ hội truyền thống, kể khan, hát Aray, tiếp khách, xử luật tục... th́ chỉ quay phim, chụp ảnh, ghi âm theo kiểu sưu tầm.
Những ngôi nhà dài lần lượt bị bán làm nhà hàng hoặc trưng làm cảnh trong khu du lịch
Bước đầu, nguồn kinh phí hơn 3 tỷ đồng đă được chuyển về cho chủ đầu tư là Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Nông để triển khai 4 hạng mục: Xây dựng nhà văn hóa cộng đồng; sửa chữa 10 ngôi nhà dài; nâng cấp bến nước và khôi phục giếng cổ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Chủ đầu tư mới chỉ triển khai xây dựng xong Nhà Văn hoá cộng đồng, một con đường vào buôn chưa đầy 300m và sửa chữa được một ngôi nhà dài! Như vậy, vẫn c̣n “một núi” các mục tiêu, hạng mục rất quan trọng khác trong Dự án Bảo tồn buôn Buôr vẫn chưa được đả động tới. Trong khi, thời gian thực hiên dự án của giai đoạn I đă trôi qua.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này được ông Trần Lăm – Trưởng Pḥng văn hóa huyện Cư Jút giải thích: “Do nguồn vốn không được cung ứng đồng bộ. Mặt khác, ư thức của người dân trong buôn c̣n hạn chế cũng là nguyên nhân cản trở các hoạt động khôi phục, xây dựng và bảo tồn di sản ở đây”.
Nghề dệt truyền thống của buôn cũng đang bị mai một dần
Khi nh́n vào bản báo cáo về tiến độ xây dựng công tŕnh bảo tồn buôn Buôr do Sở VH-TT&DL gửi Bộ VH-TT&DL, chỉ thấy những hạng mục cỏn con như bờ rào, nhà văn hóa cộng đồng, nhà vệ sinh... là được triển khai tốt. C̣n những hạng mục, mục tiêu trọng điểm th́ vẫn c̣n bị bỏ ngỏ. Phải chăng do Sở VH-TT&DL Đắk Nông không đủ năng lực, tŕnh độ để triển khai Dự án Bảo tồn buôn Buôr nên xảy ra t́nh trạng ́ ạch và thiếu đồng bộ như trên? Và để rồi đến năm 2010 này, Bộ VH-TT&DL đă ngưng cấp thêm vốn cho dự án?
Liệu những giá trị văn hóa ở buôn Buôr bao giờ mới được bảo tồn và phát triển? Câu hỏi này xin nhường lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông.
(Theo Bee.net.vn)