Không c̣n cảnh nhộn nhịp phơi phơi, tráng tráng như những mùa giáp Tết trước, làng bánh tráng Phú Ḥa Đông (xă Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi, TP HCM) chuẩn bị những đơn hàng đầu năm trong vẻ lặng lẽ khác thường.
Chỉ trong ba tháng mà có hơn 40 ḷ bánh tráng tại đây đóng cửa, do giá bột ḿ tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Kẹt giữa hợp đồng và nguyên liệu
Mấy tuần qua, buổi sáng, TP HCM nắng nhẹ, thỉnh thoảng có sương mù. Thời tiết kiểu này được người tráng bánh kỳ cựu nhận định là khá “đẹp”. “Phơi lúc này bánh tráng thơm và dai, không bị gịn, găy. Bánh ngon, màu đẹp”. Nhưng giá nguyên liệu đầu vào trong thời gian này th́… không đẹp chút nào. Chỉ trong 6 tháng, giá bột ḿ đă tăng đến 3 lần, đó là chưa kể những lần tăng nhỏ từ 5.000 đến 10.000đồng một bao.
Công nhân Hợp tác xă làng nghề bánh tráng Phú Hoà Đông chuẩn bị cho đơn đặt hàng Tết.
Chị Phạm Thị Hằng, chủ cơ sở sản xuất bánh tráng Tấn Đạt ở ấp Phú Hoà, than thở: “Ngủ một đêm, sáng dậy là thấy giá bột lên. Cao điểm lên tới 350.000 đồng một bao (loại 50 kg), c̣n giá hiện tại khoảng 320.000 đồng một bao. Cơ sở của tôi có 4 ḷ, cần 240 bao bột mỗi ngày. Lỗ không biết bao nhiêu mà kể. Đợt hàng vừa rồi tôi lỗ mấy trăm triệu đồng, xót ruột quá mà không biết tính sao”.
Cơ sở chị Hằng là một trong 5 “đại gia” sản xuất bánh tráng của xă này, chuyên xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ. V́ hợp đồng kư trước cả năm hoặc ít nhất là vài tháng, số lượng xuất khẩu thường là vài trăm tấn, nên giá nguyên liệu ảnh hưởng khá mạnh đến doanh thu. Theo nhiều chủ cơ sở chuyên xuất khẩu bánh tráng, họ đă nhiều lần thương lượng với đối tác, để điều chỉnh mức giá, nhưng không được.
Trong khi các đơn vị xuất khẩu bánh ra nước ngoài kẹt với hợp đồng kư trước th́ các đơn vị cung ứng bánh trong nước cũng khổ không kém, v́ không gom đủ hàng. Ông Lê Thế Khải, Chủ nhiệm Hợp tác xă (HTX) làng nghề bánh tráng Phú Ḥa Đông, ngao ngán: “Không chỉ giá bột ḿ, mà giá gạo cũng tăng. Dù đă kư hợp đồng với các siêu thị, nhưng giá nguyên liệu tăng, giá bánh lại không nhích lên được bao nhiêu, nên HTX sẽ không cung ứng đủ. Bởi nếu mua gom của xă viên với giá cao, sẽ lỗ. Hơn nữa, nhiều hộ gia đ́nh đă nghỉ làm bánh, không đủ số lượng để mua”. Hiện nay, mỗi ngày HTX sản xuất được khoảng 300 - 400kg, mỗi tháng cung cấp khoảng 15 tấn cho các siêu thị.
Cơ sở nhỏ dẹp ḷ
Dọc các con đường quanh xă, gần Tết nhưng chỉ rải rác vài liếp bánh tráng đang phơi. Bà Trần Thị Cấn, người gắn bó với nghề hơn 30 năm tần ngần trước dăy liếp phơi bánh: “Ở đây không làm bánh tráng th́ biết làm ǵ. Tui già rồi, làm để giữ nghề, chứ giá cả bây giờ, nghề này không “ăn” nữa”. Mỗi ngày, bà Cấn dậy từ một đến hai giờ để tráng bánh, trưa gỡ bánh rồi đóng gói. Lúc giá bột ḿ c̣n ở mức thấp, bà lời khoảng 50.000 đồng một ngày, hiện nay, bà chỉ kiếm chừng 20.000 đồng.
Trong cơn biến động giá cả, các cơ sở nhỏ là những người có nguy cơ dẹp tiệm cao nhất. Không có vốn, không đủ tiền thuê nhân công, họ đành ngậm ngùi đóng cửa ḷ, dù ḷng đau như cắt. Theo ông Khải, hiện các lò sản xuất bột mì ở Tây Ninh chỉ làm cầm chừng, do giá mì tươi tăng cao; không cho mua nợ gối đầu, nên nhiều lò bánh tráng ít vốn phải nghỉ, dẫn đến không đủ hàng cung ứng các hợp đồng trong nước và xuất khẩu, công nhân thất nghiệp, đang tác động xấu đến làng nghề.
“Nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì khô của Thái Lan tại Tây Ninh lại mới đưa vào hoạt động, đang mua khoai mì tươi giá cao (từ 1.000 đồng nay 2.500 đồng một kg). Mì lát khô th́ xuất khẩu mạnh qua thị trường Trung Quốc, trong khi diện tích trồng mì ở Tây Ninh ngày càng thu hẹp. Đó là ba lư do chính khiến giá bột ḿ tăng mạnh, ông Khải buồn thiu.
C̣n ông Lâm Văn Phận, người chế tạo hàng ngàn máy tráng bánh phục vụ làng nghề, quyết liệt: “Muốn làng nghề tồn tại và phát triển, th́ tự thân chúng tôi không bơi nổi, khi giá nguyên liệu bất ổn như hiện nay. Cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu ḿ, để tránh t́nh trạng khan hiếm cung nguyên liệu. Đó mới là giải pháp căn cơ nhất”.
Thu Thảo - ĐấtViệt