Trên bề mặt, trông có vẻ như mọi kỳ lễ khác. Những kẻ vui chơi sẽ trang hoàng nhà cửa và phố xá với những chậu mơ và nêm chật đường phố trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với những thảm hoa sặc sỡ. Những lao động nhập cư sẽ về thăm quê thăm gia đ́nh, khiến một phần của thành phố trở nên vắng vẻ.
Nhưng Tết Nguyên đán năm nay sẽ ảm đạm hơn, một phần bở v́ nền kinh tế bấp bênh. Bên dưới bề mặt ấy, áp lực kinh tế đă đánh dấu năm con Mèo — một biểu tượng tử vi thường mang ư nghĩa yên ổn và hoà b́nh — bằng những bất ổn tài chính. Không như Trung Quốc, vốn ăn mừng năm 2011 như là năm con Thỏ, Việt Nam đánh dấu năm nay là năm con Mèo — một truyền thống bắt rể từ huyền thoại loài vật khác nhau giữa hai quốc gia.
Trong khoảng thời gian này, theo truyền thống người Việt thường đổ đến chợ để mua thực phẩm, đồ trang hoàng và những trang phục truyền thống cho các lễ hội, tiêu xài gấp bốn lần những ngày thường trong năm.
Nhưng năm nay, với tỉ lệ lạm phát cao nhất tại châu Á, có nghĩa là người Việt sẽ chi tiêu đạm bạc hơn, v́ sự bất ổn bắt nguồn từ ảnh hưởng của việc hồi phục kinh tế quá mạnh mẽ. Trong tháng Giêng, lạm phát đă tăng 12% so với năm ngoái, nằm ở mức cao nhất từ tháng Mười hai 2009. Việc này xảy ra trong cùng năm khi tăng trưởng hồi phục ở mức gần 7%, ở mức cao nhất từ năm 2007.
Những khó khăn này đi theo chiều hướng gần đây tại nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc. Năm ngoái, một số nước đă chứng kiến sự biến động giá cả ở mức rộng nhất kể từ cơn khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á, thời điểm mà các đồng nội tệ trong khu vực bị suy sụp.
Bất chấp mức tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong hai thập niên qua, những vấn nạn này th́ đáng lo ngại trong một nước nghèo với tổng sản lượng nội địa b́nh quân mỗi đầu người chỉ trên 3.000 đô la – có nghĩa là sẽ có nhiều người phải vất vả để có đủ những nhu yếu phẩm căn bản như thực phẩm với giá cả tăng cao. Và lo ngại càng chồng chất khi chính quyền sẽ giảm giá đồng nội tệ trong vài tuần tới, khiến niềm tin vào hệ thống càng bị yếu thêm. Nếu không ngăn chặn, lạm phát sẽ cướp mất những hi vọng đối với sự tăng trưởng ổn định lâu dài, các nhà phân tích cho biết.
Các nhà thảo chính sách dường như đang đưa ra những mục tiêu đầy mơ mộng. Năm nay, nhà nước hi vọng giới hạn lạm phát ở mức 7% so với 11,75% trong năm ngoái. Nhiều nhà kinh tế đồng ư rằng chính phủ cần kềm chế lạm phát bằng cách giảm tăng trưởng. Tại đại hội đảng cộng sản hai tuần trước, giới lănh đạo chính trị đă đồng ư giữ tỉ lệ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 7% cho đến năm 2015.
Việc đồng tiền mất giá xảy ra không đúng lúc vào dịp Tết. Tuy nhiên, nhiều người Việt vốn quen với những khó khăn cực nhọc của tờ đồng, vốn đă gặp những khó khăn chồng chất trong vài năm qua. Vào mùa hè năm 2008, tỉ lệ lạm phát hàng năm đạt mức 28%, hầu như đẩy quốc gia này vào t́nh trạng suy sụp tài chính.
V́ thế người dân quê đă thích nghi đúng hướng với sự bấp bênh. Gần đến năm con Mèo, họ đă thích ứng với nạn lạm phát qua việc, cùng với những cách khác, mua tiền chợ đen từ nước láng giềng Cambodia.
Mánh lới này, được phát hiện hôm thứ Năm bởi tờ nhật báo Phnom Penh Post, lợi dụng mức chênh lệch giữa thị trường chợ đen và tỉ giá hối đoái chính thức của tiền đồng – được chốt ở mức 19.500 đồng một đô la. Những con buôn đă lặn lội sang biên giới Cambodia, rút tiền đô la từ các máy ATM với tỉ giá qui định. (Mặc dù Cambodia cũng có tiền nội địa riêng là đồng riel, đồng đô la được dùng trong hầu hết các trao đổi.)
Từ đó, họ đă kiếm tiền một cách nhanh chóng. Họ đem đô la đến các con buôn tại thị trường chợ đen Cambodia, những người này đổi lại cho họ với giá 21.000 đồng một đô la. Việc này tạo ra 8% chênh lệch so với tỉ giá chính thức, một món lợi dễ dàng.
Một viên chức ngân hàng ở Cambodia nói với Global Post rằng một ngân hàng Việt Nam là Techcombank chắc hẳn đă mất khoảng 1,5 triệu đô la trong những tuần qua v́ mưu mẹo này.
Những người dân quê cùng đă giảm bớt chi phí tiêu dùng của ḿnh và nuôi sống gia đ́nh với những vườn rau và ao cá riêng, Ben Kerkvliet, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Quốc gia Úc ở Canberra nói. “Những đứa trẻ có thể phải bỏ học luôn,” ông nói.
Kerkvliet bổ xung rằng khó khăn kinh tế sẽ không dẫn đến bất ổn chính trị, một t́nh huống vốn đang lay chuyển Tunisia và Ai Cập trong những tuần qua. “Nếu lạm phát tăng vọt,” ông nói, “người dân quê chắc sẽ biểu t́nh trên những khu vực của cả nước.” Nhưng, ông thừa nhận rằng những thay đổi sẽ xảy ra từ những chính sách kinh tế hơn là từ hỗn loạn chính trị.
Ngay cả nếu những nhà thảo chính sách khắc phục được những khó khăn tiền tệ, các nhà kinh tế cũng lo lắng về sự đổ vỡ của tập đoàn đóng tàu hàng đầu của nhà nước là Vinashin. Công ty này đă mang nợ lên đêén 4,4 tỉ đô la, tương đương với 5% tổng sản lượng nội địa, và đă trễ hạn trả một món vay lớn cho các chủ nợ quốc tế vào tháng Mười hai.
Sự sụp đổ của công ty này không chỉ khiến cho Moody đánh rớt điểm xếp hạn tín dụng của Việt Nam, mà c̣n đưa ra dấu hiệu cần phải thay đổi những công ty nhà nước lạm quyền và thiếu hiệu quả vốn chiếm đến 40% tổng sản lượng nội địa, các nhà phân tích cho biết.
“Sự vỡ nợ của Vinashin sẽ ảnh hưởng xấu đến các công ty Việt Nam khác trong việc bảo đảm những món vay dài hạn trên thị trường quốc tế,” Eddy Malesky, một nhà kinh tế chính trị tại Đại học California ở San Diego. Mặt khác, ông nói, việc cứu văn Vinashin sẽ tạo ra một rủi ro về “tác hại đạo đức,” đưa ra thông điệp với các tập đoàn khắc rằng họ có thể hành xử vô trách nhiệm mà không phải lănh chịu hệ quả.