HÀ NỘI (TH) - Tuy nhà cầm quyền Việt Nam ra nghị quyết và tuyên truyền rầm rộ “tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc chống lạm phát,” nhưng mặt khác vẫn cho nhập cảng tràn lan hàng hóa xa xỉ lên gần $1 tỉ đô la.
Một chiếc Lexus nhập khẩu trong băi đậu xe sau lưng Nhà hát Sài G̣n trên đường Hai Bà Trưng, Q.1. Trong hai tháng đầu năm nay, VN chi gần 1.1 tỉ USD để nhập các mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu như xe hơi, xe máy, mỹ phẩm, bia rượu... (H́nh: Lao Động)
Theo Lao Động hôm Thứ Sáu: “Hàng loạt biện pháp hạn chế nhập siêu được đưa ra thời gian qua nhưng lượng hàng xa xỉ như mỹ phẩm, điện thoại di động, rượu bia... vẫn đang ồ ạt về. Tại các cảng khu vực phía Nam, các mặt hàng này tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái.”
Điều này cho thấy giữa chủ trương, nghị quyết với thực tế hành động của nhà cầm quyền thường nói một đàng, làm một nẻo.
Báo Lao Động kể ra cho thấy Việt Nam nhập cảng tới 10,600 xe hơi đủ loại, gồm cả những chiếc xe hơi sang trọng bán với giá từ nửa triệu đô la đến hơn triệu đô la như Lexus, BMW, Mercedes, Ferrari, Porsche, Rolls Royce trị giá nhập cảng gần $200 triệu USD. Người ta c̣n thấy các loại hàng hóa tiêu dùng từ mỹ phẩm, điện thoại di động, v.v... tổng số trị giá hơn $577 triệu USD, tăng 29.5% so với cùng thời gian này năm ngoái.
Chỉ riêng Chi Cục Hải Quan Cửa Khẩu Cảng Sài G̣n, khu vực I, tờ Lao Động nói: “Nhập khẩu mỹ phẩm đang tăng mạnh cả về số lượng và giá trị. Cụ thể, tính từ ngày 1 tháng 1 đến 10 tháng 3, 2011, đă có khoảng 2.79 triệu đơn vị sản phẩm mỹ phẩm được nhập về cảng Cát Lái, kim ngạch đạt gần 3.42 triệu USD, tăng 36.1% về lượng và 54.8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ư, kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm trang điểm tăng tới 111.3%, các loại dầu gội, ủ, dưỡng tóc tăng 69.9%...”
Khách hàng t́m hiểu xe hơi sang trọng hiệu Rolls Royce cao cấp tại một cửa hàng bán xe hơi trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, Sài G̣n. (H́nh: Lao Động)
Tổng kết, với lượng hàng hóa xa xỉ nhập cảng ào ạt lên gần $1 tỉ USD, theo tờ Lao Động, Việt Nam đă thâm thủng mậu dịch tới $1.9 tỉ USD cho hai tháng đầu năm 2011. Nói khác, hàng hóa xa xỉ chiếm gần phân nửa tỉ lệ thâm thủng mậu dịch của Việt Nam.
Khi thấy lạm phát gia tăng chóng mặt những tháng cuối năm ngoái và hai tháng đầu năm nay, nhà cầm quyền Hà Nội đă ra nghị quyết cũng như tuyên truyền rầm rộ về các chính sách kinh tế tài chính mà chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Trong đó, đặc biệt giới hạn tối đa nhập cảng, giảm bớt thâm thủng mậu dịch.
Bản “Kết luận của Bộ Chính Trị” đảng CSVN ngày 16 tháng 3, 2011 được nhiều báo đưa tin nói: “Tận dụng mọi cơ hội tăng cường xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là những mặt hàng xa xỉ, hàng trong nước sản xuất được; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.’ Triển khai quyết liệt chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ; thu hẹp dần sự mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu, giảm nhập siêu.”
Trước đó, ngày 24 tháng 3, 2011, nhà cầm quyền Hà Nội ra nghị quyết, đưa các biện pháp kềm chế lạm phát, mà một trong 7 biện pháp là “thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kềm chế nhập siêu...”
Không phải chỉ có vậy, TTXVN ngày 29 tháng 1, 2011 loan tin rồi được hệ thống báo đài lập lại, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong phiên họp hàng tháng của chính phủ là phải “ưu tiên kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.”
Nhưng những con số thống kê nhập cảng xa xỉ phẩm nêu trên chứng minh ngược lại với chủ trương chính sách này.
Theo NV