Hơn hai tuần bị các cường quốc phương Tây lớn nhất không kích, bao vây, cấm vận; phe nổi dậy chống phá…Tổng thống Libya vẫn đứng vững và đang tung “chiêu” chia rẽ đối thủ, thực hiện chiến lược của ḿnh.
Vườn không nhà trống
Theo báo cáo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm qua, từ khi phát động chiến dịch quân sự tại Libya, liên quân phương Tây chỉ tiêu diệt được 30% sức mạnh quân đội của Gaddafi.
Tham mưu cấp cao của NATO là Chuẩn tướng Mark van Uhm tuyên bố: “NATO đang cố gắng xác định nơi cất giấu các phương tiện quân sự hạng nặng như xe tăng, xe bọc thép, bởi quân đội Libya cất giấu chúng ở thành thị, thậm chí dùng lá chắn người để tránh các cuộc không kích”.
Phương Tây mới tiêu diệt được 30% sức mạnh quân đội của Gaddafi.
Tuyên bố trên của NATO chẳng khác nào lời thú nhận là tới thời điểm hiện tại, kế hoạch đánh phủ đầu, tốc chiến tốc thắng của phương Tây phá sản hoàn toàn.
Khi "sĩ khí" của liên quân c̣n cao, binh lực tập trung, họ c̣n không tiêu diệt được hết quân đội của ông Gaddafi th́ thử hỏi, làm sao họ có thể hoàn tất công việc trong t́nh h́nh hiện tại.
Nay Mỹ rục rịch rút quân, sức mạnh của liên quân sụt giảm nghiêm trọng, số vụ không kích giảm 80%, th́ làm sao họ c̣n c̣n đủ sức để ngăn quân đội Gaddafi tấn công phe nổi loạn; cũng như duy tŕ vùng cấm bay và phong tỏa các cảng của Libya..., ngăn quân đội Libya tiến về phía Đông tấn công phe nổi dậy.
Chia để trị
Ngoài việc tránh đ̣n tấn công tổng lực của phương Tây, ông Gaddafi c̣n liên tục triển khai các biện pháp chia rẽ, lung lạc đối thủ.
Trước hết, ông tung ra hàng loạt "tin đồn" để phương Tây và phe nổi dậy “nhiễu sóng”, không biết đâu mà lần. Đáng chú ư nhất là tin các con trai âm mưu đảo chính.
“Chiêu” này rất “cao” bởi từ lâu, các con trai của ông Gaddafi không đoàn kết, nhất là bốn người con đang kiểm soát nhiều cơ quan quyền lực của Libya. Do đó, khi có tin là quan hệ cha con ông Gaddafi rạn nứt, nhiều người lập tức “cắn câu”.
Tuy nhiên, bản chất của sự việc lại khác. Ông Gaddafi gặp khó khăn, có nguy cơ mất hết th́ gián tiếp, tương lai của các con trai ông cũng bị đe dọa.
C̣n theo nhiều nguồn tin mật, ông Gaddafi nắm tất cả tài sản nên không người con nào dám phản bội. Ngoài ra, đảo chính chẳng khác nào “tự sát” bởi Libya có truyền thống "nặng nề" về việc trung thành, nhất là với cha. Do đó, tất cả những hành động, tuyên bố…của các con trai ông Gaddafi đều được ông kư duyệt, ngay cả "tin đồn" là con trai có âm mưu đảo chính.
Nói cách khác, tin đảo chính chỉ là hỏa mù c̣n thực chất, tất cả các con trai của ông Gaddafi dù có hục hặc với nhau nhưng đang đoàn kết lại, dù chỉ trong nhất thời, dưới sự lănh đạo của ông Gaddafi.
Saif al-Islam đang đóng vai là một người ủng hộ cải tổ, là ứng cử viên thay thế ông Gaddafi, cải tổ Libya theo hướng dân chủ, minh bạch hơn. Trong khi đó, hai ông Motassem và Khamis lại đóng vai những người cứng rắn và kiểm soát t́nh h́nh trong nước.
Saif al-Islam đang đóng vai là một người ủng hộ cải tổ, phù hợp với mong muốn của phương Tây.
Ngoài "tin đồn" về âm mưu đảo chính của các con trai, những thông tin về việc Ngoại trưởng Moussa Koussa đào nhiệm và chạy sang Anh cũng chẳng chứng minh điều ǵ to lớn như những ǵ phương Tây “quảng cáo”.
Có thể là việc này sẽ khiến nhiều người khác rời bỏ ông Gaddafi nhưng những kẻ bỏ đi đă không c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong chính quyền Libya hiện tại.
Ngược lại, ông Gaddafi tận dụng cơ hội này để thanh lọc “đội h́nh”, tái cơ cấu hệ thống chính trị, đưa các con và họ hàng nắm hết các vị trí quan trọng.
Ông Moussa Koussa bị chê là già yếu, không đủ sức đứng trong hàng ngũ lănh đạo Libya.
Không để liên minh và phe đối lập kịp định thần, phe thân ông Gaddafi hôm qua lại thông báo là Chính phủ Libya sẵn sàng tổ chức bầu cử, trưng cầu dân ư hay bất kỳ sự cải tổ hệ thống chính trị nào.
Mục tiêu của những tuyên bố này cuối cùng vẫn là tung hỏa mù, ve văn phe nổi dậy, nhất là những người không chủ chiến; cũng như liên minh, những nước muốn rút quân do thiếu kinh phí, các khó khăn trong nước và sự phản đối ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế.
Trong kế sách này, ông Gaddaf tập trung tấn công vào những mắt xích yếu nhất của liên minh là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức. Hôm 3 và 4/4, Thứ trưởng Ngoại giao Abdel Ati al-Obeidi tới Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Kết quả chuyến đi chưa được thông báo cụ thể nhưng phía Aten ra tuyên bố rất tích cực với Libya rằng: “Quân sự không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay”. (Hy Lạp đang gặp khó khăn kinh tế, khó ḷng từ chối lời mời mua dầu “tốt mà rẻ” của Libya).
Có thể nói, chiêu này đánh đúng "tử huyệt" của đối phương bởi bản thân nội bộ liên minh và phe nổi dậy cũng chẳng đoàn kết ǵ ngay từ những ngày đầu “dựng cờ khởi nghĩa”. Trong khi phương Tây muốn ông Gaddafi ra đi nhưng nhiều nước Arab chỉ muốn ông dừng trấn áp người biểu t́nh và cải tổ…
Nay cuộc chiến rơi vào thế bế tắc, càng có nhiều nước dao động, muốn ngồi xuống đàm phán hơn là đánh nhau.
Phe nổi dậy lẫn liên minh đang bị chia rẽ: một bên là phe ủng hộ dùng vũ lực, một bên ủng hộ đối thoại, ngừng chiến.
Tóm lại, những thông tin liên tiếp xuất hiện về tầng lớp lănh đạo Libya rạn nứt tưởng chừng là tin mừng cho liên quân, báo hiệu ngày tàn của ông Gaddafi. Tuy nhiên, thực chất chúng lại làm phương Tây ảo tưởng, hy vọng không phải dùng vũ lực, để “gà Libya tự đá nhau”, qua đó không mất sức mà vẫn lật đổ được ông Gaddafi.
Hậu quả là liên minh dao động, giảm bớt các hoạt động quân sự, hy vọng đ́nh chiến, rút lui trong danh dự... Điều này khiến phe nổi dậy ở Libya tức giận và sáng nay họ chỉ trích liên quân bởi họ khăng khăng lật đổ không chỉ ông Gaddafi mà c̣n cả các con trai của ḿnh.
Phe nổi dậy tối qua lên tiếng chỉ trích NATO chậm trễ, thậm chí không bảo vệ dân thường dù họ chiến đấu chống lại Tổng thống Gaddafi. Phe chống đối đang rạn nứt.
Tranh thủ đối thủ bối rối, ông Gaddafi tích cực tăng cường sức mạnh cho quân đội, lôi kéo các bộ lạc. Nếu tiếp tục giành thắng lợi trên chiến trường, ông càng có lợi thế trên bàn đàm phán. Ngược lại, liên minh rất dễ "ră đám". Thời gian đang thực sự là đồng minh của ông Gaddafi và kẻ thù của phe nổi dậy.
theo dv