04-25-2011
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Đồng đô la Mỹ có trở thành “giấy lộn”?
Kinh tế Mỹ suy thoái, nợ công khổng lồ cũng như thâm hụt thương mại và ngân sách liên tục tăng lên đang dẫn đến tranh luận gay gắt về vai tṛ cũng như địa vị của đồng đô la Mỹ trong tương lai.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, người ta bắt đầu mất tin tưởng vào đồng đô la Mỹ (USD), thậm chí có người c̣n lo ngại rằng đồng USD đang bị băng hoại và có nguy cơ trở thành "giấy lộn".
Tuy nhiên, Giáo sư Chu Toàn Khiết của Đại học Baptist Hong Kong cho rằng trong tương lai gần, đồng USD chưa thể mất vị trí "thao túng, bá chủ" toàn cầu.
Theo ông, đồng USD vẫn là đồng tiền thanh toán quốc tế và đồng tiền dự trữ quan trọng nhất trên thế giới. Giá cả các mặt hàng quan trọng như dầu thô, khoáng sản, lương thực và vàng đều tính bằng đồng USD và do vậy, hiện chưa có đồng tiền nào có thể thay thế đồng đô la Mỹ.
Hiện nay, chưa có đồng tiền nào đủ mạnh để có thể thay thế USD. Đồng Euro và đồng Yên (Nhật Bản) cũng là những đồng tiền quốc tế nhưng không thể sánh nổi với USD cả về tổng lượng thanh toán hay số lượng dự trữ. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc chưa được quốc tế hóa và quốc tế vẫn chưa tin tưởng chính sách tiền tệ của Bắc Kinh. Hơn nữa, đồng NDT vẫn chưa thể trao đổi tự do. Kim ngạch thanh toán bằng NDT so với USD chỉ là “hạt cát trong sa mạc”.
Một số nhà đầu tư lo lắng tính thanh khoản của lượng trái phiếu khổng lồ mà chính phủ Mỹ đă phát hành. Trên thực tế, ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, khoáng sản và nông nghiệp, Mỹ c̣n có năng lực nghiên cứu khoa học, môi trường giáo dục và lực lượng lao động có tố chất cao. Tất cả những điều này đă tạo nên sức sản xuất và năng lực sáng tạo to lớn, mạnh mẽ, khiến người ta tin tưởng vào khả năng trả nợ của nước Mỹ.
Đó là chưa kể Mỹ đang chi phối hệ thống tài chính toàn cầu, khi nắm trong tay những ngân hàng lớn nhất - bao gồm cả ngân hàng thương mại lẫn ngân hàng đầu tư, có bề dày hoạt động hàng trăm năm, các tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng, giao dịch chứng khoán… Đó là những công cụ giúp Mỹ chi phối tài sản, tiền vốn của thế giới.
Ngành ngân hàng Mỹ xưng bá thiên hạ, nắm giữ nguồn vốn mạnh nhất và năng lực mua bán-sáp nhập mạnh nhất thế giới, có ảnh hưởng to lớn đến ngành tài chính thế giới.
Khi bị cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ như Moody's và Standard & Poor's hạ bậc đánh giá xếp hạng tín nhiệm của một quốc gia, thị trường vốn và tài chính tiền tệ của nước đó tất sẽ bị tác động tiêu cực: giá cổ phiếu sụt giảm, lăi suất tăng vọt và kênh tài trợ bị tắc nghẽn. Năm 2010, xếp hạng tín nhiệm của Bồ Đào Nha bị hạ thấp xuống mức “triển vọng tiêu cực" đă khiến cho thị trường tài chính nước này bị khốn đốn. Với ưu thế lũng đoạn của các tổ chức tài chính, Mỹ nắm quyền định giá thị trường vốn toàn cầu. Mọi giá cả tài sản, hàng hóa bao gồm vàng, dầu mỏ hay ngoại hối ở một mức độ nhất định đều chịu sự khống chế của các cơ quan tài chính Mỹ. Thị trường giao dịch ngoại hối Mỹ có thể thao túng thị trường tỷ giá hối đoái toàn cầu và giá dầu thô thế giới lại bị thao túng bởi Sở giao dịch hàng hóa New York.
Giáo sư Chu Toàn Khiết cho rằng đồng USD có thể bị mất giá nhưng chắc chắn không trở thành “giấy lộn” và đồng tiền này vẫn sẽ c̣n thao túng kinh tế thế giới trong một thời gian khá dài.
Lê Chân
(theo Đại Công báo-Hong Kong)
|
|
|