Dân Úc bắt đầu thử mùi ‘hột vịt lộn’ của nền ẩm thực VN
Giò heo hầm, huyết heo, chân gà và hột vịt lộn chắc chắn là những món rất thường thấy ở Saigon, chứ không phải ở Sydney trước năm 1975.
Nhưng giờ đây khi cộng đồng cư dân của thị trấn Cabramatta của New South Wales có tới 40% là người Úc gốc Việt thì ‘mùi xào nấu’ quen thuộc thân thương đã lan ra khắp chốn.
Đặc điểm của nghệ thuật bếp núc của người Việt là mùi thơm. Họ nấu bếp là thơm ‘điếc mũi’. Đó là thứ mùi ‘độc đáo, vừa thanh tao, vừa sắc nhọn’, có khả năng bạn chảy nước miếng dễ dàng.
Cư dân Cabramatta đã quen thuộc với phở tái, món ‘quốc hồn quốc túy’, ăn một đòi hai và cơm tấm, nguyên thủy là ‘hàng quà của nhà nghèo’ bây giờ thì… nhà gì cũng đòi nếm.
Cái độc chiêu của cơm tấm, ngoài gạo tấm khó tìm còn có da heo thái nhỏ trộn với thin gọi là bì, ăn với đồ chua. Ăn cơm tấm là sẽ nghiện nước mắm VN và sẽ biết ăn cay là gì.
Bánh cuốn cũng quá bắt mắt nhưng món này làm lạ miệng người ngoại quốc vì các ‘tương phản nên thơ’ giữa bánh mềm và dẻo với các món ‘dòn dòn’ như đồ chua và các loại rau đi kèm.
Bây giờ nên bỏ qua Bún Bò Huế và “Gỏi Gà Chạy Bộ”danh trấn giang hồ để đi thẳng tới tuyệt chiêu. Đó là ‘hột vịt lộn’ (foetal duck egg hay half-hatched egg).
Ngay cả Anthony Bourdain, tay sành ăn thế giới, cũng phải than: “Kinh nghiệm ăn hột vịt lộn thực lả khó quên, nó ngộ lắm, nóng ấm, có mùi ‘đặc trưng’, có lông tơ và hơi sừng sực, lại hơi… hôi nữa”.
Hột vịt lộn? Không phải ai cũng ăn được, nhưng ăn được là sẽ ghiền, đó là chân lý.
Trường Giang nguồn CNNGo.com
Calitoday
|