Sự ngạo mạn và chủ nghĩa dân tộc của một bộ phận người dân Trung Quốc cùng nỗi sợ hăi không cần thiết về một sự suy tàn trong một số người Mỹ đang làm cho việc hợp tác gặp khó khăn.
Một thế kỷ trước đây sự trỗi dậy của nước Đức và nỗi sợ h́nh thành ở Anh quốc dẫn đến cuộc chiến Thế giới. Một số nhà phân tích giờ đây cũng dự đoán số phận tương tự khi mà Trung Quốc đang nổi lên và nỗi sợ ở nước Mỹ cũng đang h́nh thành.
Người đời sẽ phải bi quan trước một dự phóng về tương lai thảm khốc như vậy. Cho tới năm 1900, nước Đức vượt Anh quốc về sản xuất công nghiệp và Kaiser (Hoàng đế Đức) lúc đó theo đuổi một chính sách đối ngoại toàn cầu mang tính phiêu lưu dẫn đến cuộc đụng đầu với các cường quốc khác. Giờ đây th́ trái lại, Mỹ đang c̣n vượt xa Trung Quốc cả về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự và mối quan tâm chủ yếu của Trung Quốc vẫn tập trung vào những đối sách mang tính khu vực và phát triển kinh tế.
Nếu có lúc “mô h́nh kinh tế thị trường Leninnit” (hay c̣n gọi là “sự đồng thuận Bắc kinh”) tạo ra một quyền lực mềm có sức thu phục một số quốc gia toàn trị th́ tại các nước dân chủ nó lại gây nên hiệu ứng ngược.
Ngay cả khi GDP của Trung Quốc vượt Mỹ đi chăng nữa vào khoảng năm 2030 (theo dự báo của Goldman Saschs) th́ khi đó dù ngang bằng về tầm cỡ nhưng hai nền kinh tế vẫn rất khác nhau về cơ cấu. Trung Quốc lúc đó vẫn có một khu vực nông thôn kém phát triển rộng lớn đồng thời sẽ phải bắt đầu đối mặt với các vấn nạn dân số do hậu quả của chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được có một con thực thi trong thế kỷ XX.
Hơn nữa, khi các quốc gia phát triển th́ đến một giai đoạn nào đó tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Giả định rằng Trung Quốc sau năm 2030 đạt mức tăng trưởng 6% c̣n Mỹ là 2% th́ tính b́nh quân thu nhập theo đầu người của Trung Quốc cho tới nửa sau của thế kỷ này vẫn chưa thể bằng Mỹ .
Trung Quốc c̣n phải đi một quăng đường dài mới có thể thách thức Mỹ như trước đây Kaiser của nước Đức vượt qua Anh quốc vào đầu thế kỷ trước.
Khác với Ấn Độ là một quốc gia ra đời cùng với bản Hiến pháp dân chủ , Trung Quốc cho tới bây giờ vẫn chưa t́m được con đường để giải quyết vấn đề nhu cầu tham gia đời sống chính trị của người dân (hay vấn đề dân chủ xă hội) ắt phải phát sinh khi mà thu nhập theo đầu người gia tăng.
Lư tưởng chủ nghĩa cộng sản bị xói ṃn và nhạt phai dẫn tới việc tính hợp pháp của đảng cầm quyền bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc đại Hán.
Thủ Tướng Ôn Gia Bảo gần đây đề cập nhiều đến cải cách nhưng dường như ông vấp phải sự chống đối của các lực lượng bảo thủ. Hệ thống chính trị của Trung Quốc bị nhiễm căn bệnh tham nhũng ở mức rất nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế và gây nên bất ổn xă hội.
Cho dù Trung Quốc có t́m ra công thức ứng phó với giai cấp trung lưu thành thị đang trở nên ngày một đông đảo th́ t́nh trạng bất b́nh đẳng giữa các vùng lănh thổ và sự bất b́nh của các sắc dân thiểu số vẫn là một đặc điểm rơ nét. Ông Tập Cận B́nh, người mới đây được đề nghị vào vị trí của nhà lănh đạo kế cận (khi diễn ra đại hội ĐCS Trung Quốc năm 2012) có lẽ cũng chưa thể h́nh dung được tương lai của đời sống chính trị Trung Quốc sẽ biến chuyển như thế nào.
Thế hệ các nhà lănh đạo Trung Quốc hiện nhận thức rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chính là điểm mấu chốt của sự ổn định chính trị trong nước nên họ tập trung vào việc phát triển kinh tế và ǵn giữ môi trường quốc tế mà họ gọi là “hài ḥa” để không làm gián đoạn sự tăng trưởng đó. Thế nhưng các thế hệ luôn thay đổi, mà quyền lực th́ hay sinh ra sự ngạo mạn, sự thèm khát đôi khi tiến triển thành thói tham ăn.
Điều xảy ra là có một số lănh đạo trẻ hơn trong ĐCS và quân đội cho rằng thành công mà Trung Quốc có được nhờ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu phải được dẫn tới một vai tṛ chính trị lớn hơn và kết cục là Mỹ vào mùa hè năm ngoái (2010) phải bác bỏ luận điểm “lợi ích cốt lơi” ở biển Đông bao gồm cả khu vực xa bờ do phía Trung Quốc đơn phương hoạch định cho ḿnh.
Bất kể ư định của Trung Quốc như thế nào th́ khả năng quân sự của họ đủ để xua đuổi Mỹ ra khỏi vùng Đông Á sẽ vẫn là một điều đáng ngờ. Khu vực này có sự cân bằng quyền lực bên trong riêng của ḿnh và trong bối cảnh đó rất nhiều quốc gia tiếp tục hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ ở đây.
Các nhà lănh đạo Trung Quốc sẽ phải đối chọi với phản ứng của các quốc gia khác trên thế giới trong khi vẫn phải đương đầu với những ràng buộc do chính mục tiêu phát triển kinh tế mà họ đặt ra cũng như nhu cầu ngày một gia tăng đối với thị trường tiêu thụ và nguyên liệu sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Thái độ quân sự quá hung hăng có thể dẫn tới sự h́nh thành một liên minh đối lập trong hàng ngũ các nước láng giềng và sẽ làm suy yếu cả quyền lực cứng cũng như mềm của Trung Quốc.
Phản ứng thái quá gần đây của Trung Quốc trong vụ va chạm hàng hải gần đảo đang tranh chấp Senkaku dẫn đến việc Nhật Bản lựa chọn một thái độ cứng rắn hơn trước. Cuộc thăm ḍ dư luận gần đây của tổ chức PEW tại 16 quốc gia trên thế giới cho thấy một thái độ tích cực đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế chứ không phải là quân sự.
Việc Trung Quốc khó có khả năng để trở thành đối thủ ngang phân với Mỹ trên tầm quốc tế không có nghĩa là mối đe dọa xung đột ở châu Á bị loại trừ. Nếu nh́n nhận những thách thức toàn cầu mà cả Trung Quốc và Mỹ cùng phải đối mặt như sự ổn định tài chính, an ninh mạng, thay đổi khí hậu th́ cả hai quốc gia sẽ được nhiều hơn nếu cùng hợp tác.
Đáng tiếc là sự ngạo mạn và chủ nghĩa dân tộc của một bộ phận người dân Trung Quốc cùng nỗi sợ hăi không cần thiết về một sự suy tàn trong một số người Mỹ đang làm cho việc hợp tác đó gặp khó khăn.
Theo TVN