Giá thực phẩm tăng cao đă làm cho thói quen ăn uống tại nhiều nước bị thay đổi, đa số theo chiều hướng xấu. Trên đây là kết luận từ cuộc điều tra do tổ chức phi chính phủ Oxfam tiến hành tại 17 quốc gia, được công bố hôm qua 14/6.
Các nhà hoạt động Oxfam mang mặt nạ 2 thủ tướng Ư (Berlusconi, trái) và Anh (Cameron, phải), trong một cuộc biểu t́nh phản đối, mang tên "Một bữa tối đủ cho 9 triệu người", trước nhà Quốc hội Châu Âu, 1/6/2011._.REUTERS/Yves
Hơn phân nửa số người được điều tra cho biết, đă thay đổi cách thức ăn uống từ hai năm qua. Trong số đó, có 39% là v́ lư do kinh tế, và 33% v́ lư do sức khỏe. Tổng cộng có 20% trong số những người đă thay đổi cách dinh dưỡng trong hai năm qua, v́ giá thực phẩm tăng cao.
Khuynh hướng này hết sức mạnh mẽ tại các nước nghèo như Kenya, với tỉ lệ lên đến 76%, Nam Phi 69%, nhưng cũng hết sức đáng kể ở các nước phát triển. Tại Úc, tỉ lệ này là 24%, tại Tây Ban Nha 20%, Anh 19% và Hoa Kỳ 17%.
Trong bản thông cáo công bố tại Luân Đôn hôm qua, giám đốc điều hành của Oxfam, ông Jeremy Hobbs nhấn mạnh, “Thói quen ăn uống đă thay đổi nhanh chóng, đa số là theo chiều hướng xấu”. Một số lượng lớn người dân đặc biệt là tại các nước nghèo nhất đă giảm bớt số lượng hoặc chất lượng bữa ăn do giá thực phẩm tăng lên.
Tổ chức quốc tế chống nghèo đói và bất công Oxfam đă kêu gọi các nhà lănh đạo trên toàn cầu, và nhất là các vị Bộ trưởng các nước G20, sẽ họp lại tại Pháp vào tuần tới, “Hăy hành động ngay từ bây giờ”. Họ cần phải can thiệp để điều tiết lại thị trường nguyên vật liệu, cải cách chính sách tai hại về nhiên liệu sinh học, đầu tư cho các nhà sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển và giúp những người này thích ứng với hiện tượng thay đổi khí hậu.
Được biết cuộc điều tra của Oxfam được tiến hành trên 16.421 người tại 17 nước, từ ngày 6/4 đến 6/5/2011.
theo rfi