Các nhà lănh đạo thế giới đă đồng loạt lên án 2 vụ tấn công tại Na Uy làm tổng cộng 91 người chiết - một vụ nổ bom lớn tại trung tâm thủ đô Oslo và một vụ tấn công bằng súng nhằm vào trại hè của thanh niên trên đảo Utoeya.
Quốc gia Na Uy thanh b́nh và thịnh vượng ở Bắc Âu hôm qua đă trải qua một trong những ngày kinh hoàng nhất trong lịch sử với 2 vụ tấn công đẫm máu.
Một vụ đánh bom nghiêm trọng đă xảy ra tại trung tâm thủ đô Oslo, ngay sát các ṭa nhà chính phủ, trong đó có văn pḥng của Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg. Vụ nổ lớn cướp đi sinh mạng của 7 người và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều ṭa nhà gần hiện trường. Vụ đánh bom được miêu tả như sự kiện 11/9 của Na Uy.

Các thi thể nằm gần mép nước trên đảo Utoeya, nơi xảy ra vụ thảm sát làm ít nhất 84 người chết.
Vài giờ sau đó, một vụ tấn công bằng súng đẫm máu đă xảy ra trên ḥn đảo Utoya, cách trung tâm thủ đô khoảng 80km về phía bắc. Một tay súng đă bắn bừa băi vào các thanh thiếu niên đang tham gia một trại hè do Công đảng cầm quyền của Na Uy tổ chức, khiến ít nhất 84 người chết.
Tổng thư kư Liên hợp quốc Ban Ki-moon đă bị sốc trước các vụ tấn công và lên án bạo lực, đồng thời gửi những lời chia buồn sâu sắc nhất tới nhân dân Na Uy.
“Liên hợp quốc sát cánh vớ nhân dân Na Uy trong thời khắc khủng khiếp này”, phát ngôn viên của ông Ban, bà Martin Nesirky, nói.
Với việc Na Uy tham gia vào cả hai chiến dịch tại Libya và Afghanistan, Tổng thư kư NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh sát cánh và đoàn kết với Na Uy nhằm chống lại các hành động bạo lực “tàn bạo”, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hối thúc các quốc gia trên thế giới tăng cường hợp tác trong các nỗ lực chống khủng bố.
Các vụ tấn công là “lời nhắc nhở rằng toàn thể cộng đồng quốc tế có trách nhiệm trong việc ngăn chặn hành động kinh hoàng này xảy ra”, ông Obama nói trong một cuộc gặp cùng với Thủ tướng New Zealand John Key.
“Chúng ta phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực t́nh báo để đề pḥng những vụ tấn công khủng khiếp như vậy”, nhà lănh đạo Mỹ nói thêm.
Các máy bay chiến đấu của Na Uy đă thực hiện các vụ không kích chống lại chính quyền của nhà lănh đạo Libya Gadhafi, mặc dù quốc gia Bắc Âu sẽ rút các máy bay chiến đấu vào cuối tháng này.
Quân đội Na Uy cho biết hồi tháng 5 rằng nước này đă trở thành nạn nhân của một vụ tấn công trên mạng nghiêm trọng vào đúng ngày sau khi các chiến đấu cơ lần đầu tiên tiến hành các vụ không kích tại Libya.
Na Uy có khoảng 500 quân nhân tại Afghanistan, chủ yếu tại thủ đô Kabul và ở miền bắc.
Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy bày tỏ “sự sốc nặng” của ông về 2 vụ tấn công liên tiếp. “Tôi lên án với ngôn từ mạnh mẽ nhất các hành động hèn nhát này”, ông nói.
Ông Van Rompuy cho hay ông đă gửi thông điệp “chia buồn và đoàn kết” từ 27 quốc gia thành viên EU tới Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg.

Hiện trường vụ đánh bom gần trụ sở chính phủ ở trung tâm Oslo.
Chủ tịch Ủy ban EU Jose Manuel Barroso cũng không khỏi bị sốc trước “những h́nh ảnh ghê tởm” của vụ nổ bom tại trụ sở chính phủ ở thủ đô Oslo.
“Một vụ tấn công với cấp độ như thế này không phải là điều ai đó có thể nghĩ rằng sẽ xảy ra tại Na Uy, đất nước nổi tiếng thanh b́nh”, ông Barroso nói.
Ngoại trưởng quốc gia láng giềng Thụy Điển Carl Bildt đă bày tỏ t́nh đoàn kết với người dân Na Uy anh em.
Thủ tướng Anh David Cameron nói ông bất b́nh trước các vụ tấn công xấu xa và cam kết sẽ hợp tác với Oslo để truy lùng các thủ phạm.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đă lên án cái mà ông gọi là “hành động ghê tởm và không thể chấp nhận được” trong khi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói những kẻ tấn công “bị thiếu nhân tính”.
Tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà hăi hùng trước các vụ tấn công. “Chính phủ và người dân Đức sát cánh bên nhân dân Na Uy”, bà nói thêm.
“Canada lên án những hành động bạo lực dă man và ngu dại”, Thủ tướng Canada Stephen Harper nói, trong khi người đồng cấp Australia Julia Gillard đă bày tỏ sự bất b́nh.
“Nhiều người đă thiệt mạng và bị thương. Những người sống sót đă trải qua một cơn ác mộng”, bà Gillard nói.
Thủ tướng New Zealand John Key cũng bày tỏ “sự cảm thông và lo ngại” của ông, và nói thêm rằng: “Nếu đó là một hành động khủng bố toàn cầu, tôi nghĩ chúng muốn chứng tỏ rằng không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, có thể thoát khỏi mối nguy cơ đó”.
Nhật Bản hôm nay đă bày tỏ sự bất b́nh về 2 vụ bạo lực liên tiếp ở Na Uy. “Không thể khoan dung cho những hành động bạo lực nhưng vậy”, Thủ tướng Naoto Kan nói trước báo giới.
An B́nh Tổng hợp
Theo DanTri