Khi trao đổi với Báo KH&ĐS, nhà sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung, quản trị viên trang sinh vật rừng Việt Nam cho rằng, đúng là ở Việt Nam có "rắn có chân". Đó là loài thằn lằn bóng Lygosoma angeli mà giới khoa học thường gọi là “thiên thần”. Người ta tin rằng loài ḅ sát hiếm hoi này đă tuyệt chủng!
Thông tin về chuyện "rắn có chân" xuất hiện ở Việt Nam mới nghe qua giống như truyện cổ tích. Đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học th́ thông tin này càng có sức hút mănh liệt, họ bỏ công đi t́m và chỉ nhằm mục đích được thấy chúng và t́m hiểu xem đó là loài ǵ và sinh trưởng ra sao.
"Rắn 2 chân và… 4 chân"
Cuối tháng 6/2011, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin ngày 26/6, ông Lô Đức Nhă ở Bản Đôm, xă Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An khi đi chơi ở nhà hàng xóm về đến sân th́ phát hiện một con rắn. Ngay lập tức, ông Nhă dùng gậy đánh chết con rắn và đưa vào làm sạch để ngâm rượu. Đang "làm thịt" con rắn th́ ông Nhă đă giật ḿnh khi thấy nó có chân. Con rắn do ông Nhă phát hiện có 2 chân ở gần đuôi. Mỗi chân có 5 ngón nhỏ xíu, có móng nhọn, tựa như chân con thằn lằn, ḷng bàn chân có lớp nhám, màu vàng ươm.
Thông tin rắn có chân xuất hiện đă khiến cho nhiều người ṭ ṃ kéo đến nhà ông Nhă xem. Thậm chí nhiều người lo lắng, sợ nó mang đến điềm xấu! Tuy nhiên, TS Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam) cho biết, sau khi phân tích kỹ h́nh ảnh về con rắn có 2 chân gây xôn xao dư luận th́ đây chính là con rắn rào, hai chân ở bụng thực ra là chân của con mồi nằm trong bụng con rắn tḥi ra. C̣n loài rắn rào, có tên khoa học là Boiga kraepelini th́ hoàn toàn không có chân. Nhiều khả năng do con rắn rào đang nuốt con mồi trong bụng th́ bất ngờ bị người dân đánh chết và tḥi ra chân con mồi.
Vậy có không rắn có chân ở Việt Nam? Câu hỏi này được mọi người đặt ra và họ càng quan tâm hơn khi trước đó vào ngày 14/2/2011, anh Đinh Xuân Trường, ở Tổ Ḥn Nghê, xă Vĩnh Ngọc, ngoại thành Nha Trang đă bắt được con rắn lạ có tới 4 chân, ḿnh to bằng chiếc đũa, dài gần 20cm.
![](http://bee.net.vn/dataimages/201107/original/images741420_T10_ran_co_4_chan_phat_hien_o_Nha_Trang.jpg) |
Rắn có 4 chân được phát hiện ở Nha Trang. |
Loài ǵ?
Các thông tin về rắn có chân xuất hiện khiến dư luận hoài nghi. Khi trao đổi với Báo KH&ĐS, nhà sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung, quản trị viên trang sinh vật rừng Việt Nam cho rằng, đúng là ở Việt Nam có "rắn có chân". Đó là loài thằn lằn bóng Lygosoma angeli mà giới khoa học thường gọi là “thiên thần” - theo như lí giải là bởi sự xuất hiện hiếm hoi của loài vật này và khi gặp được chúng - mừng như được gặp thiên thần! C̣n người dân v́ trông nó giống rắn nên gọi là "rắn có chân".
Theo nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung, loài này có màu nâu nhạt ở phần trên, càng về đuôi càng sẫm màu. Thân thuôn dài 25 - 28cm. Các chi rất ngắn, các ngón có kích thước đều nhau, kể cả các ngón chân trừ ngón thứ nhất. Có năm bản mỏng dưới ngón chân thứ tư. Hầu hết các loại thằn lằn có đuôi nhỏ hơn thân nhưng thằn lằn bóng thiên thần có đuôi dày ở phần gốc, tương đương độ dày của thân nên trông như "rắn có chân". Có 30 hàng vảy quanh giữa thân.
![](http://bee.net.vn/dataimages/201107/original/images741422_T10_ran_co_chan_o_Nghe_An.jpg) |
"Rắn có chân" ở Nghệ An. |
Vảy trên lưng không lớn hơn các vảy khác. Có từ 110 - 115 vảy dọc sống lưng tính từ vảy đỉnh đến vị trí tương ứng với ŕa sau của chi sau. Mỗi vảy có một chấm đen ở gốc. Vảy ở phần trên màu nhạt hơn ở phần dưới, các chấm đen cũng nhỏ hơn. Khoảng cách nách - bẹn gấp 3,5 - 4 lần khoảng cách mút mơm - chi trước. Mi mắt dưới có vảy, vảy trên mũi tiếp xúc với nhau ở giữa. Vảy trước trán nhỏ và tách biệt nhau. Vảy trán dài bằng vảy trán - đỉnh (chỉ có một vảy trán đỉnh). Hai vảy đỉnh tiếp xúc nhau ở phía sau vảy gian đỉnh, nhỏ hơn rất nhiều so với vảy trán đỉnh. Không có vảy gáy, vảy thái dương không phát triển, lỗ tai ngoài chỉ là một chấm nhỏ, có bảy vảy môi trên, vảy thứ tư hoặc thứ năm nằm phía dưới ổ mắt.
Theo Từ điển sinh vật rừng Việt Nam, loài thằn lằn thiên thần này xuất hiện cách đây hơn 90 năm, với mẫu vật đầu tiên được người Pháp thu thập ở Trảng Bom - Đồng Nai. Từ đó đến nay không ai nh́n thấy chúng nữa. Và người ta tin rằng loài ḅ sát hiếm hoi này đă tuyệt chủng!
Hiện ở đâu?
Trong câu chuyện với PV Báo KH&ĐS, nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung cho hay, trong một chuyến đi chụp ảnh sinh vật rừng ở vùng Núi Dinh, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, t́nh cờ gặp một người dân địa phương tên An và anh này cho anh biết đă thấy loài động vật này trong vách đá tại khu rừng. Anh Trung đă cùng với nhóm bạn lên kế hoạch t́m chúng vào tháng 9/2009.
![](http://bee.net.vn/dataimages/201107/original/images741421_T10_Ran_co_chan_do_nhom_Phung_My_Trung_phat_hien.jpg) |
Rắn có chân do nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung phát hiện. |
Anh Trung kể lại: "Trong những ngày t́m kiếm kỳ công, th́ bất chợt một lần, An đă phát hiện một con rắn có chân nằm trong kẹt đá đầy lá cây mục nát. Chúng tôi chạy đến. Tảng đá lớn với nhiều kẽ nứt quá nhỏ không thể luồn kẹp gắp vào được. Hai người cố gắng nạy rộng kẽ đá từng li một, vừa đủ để con "thiên thần" bóng nhẫy tŕnh diện trước ánh sáng đèn của máy ảnh. Tôi nhanh tay kẹp lấy nó với bàn tay run rẩy không phải v́ cái lạnh của cơn mưa rừng, mà v́ cảm giác sung sướng lâng lâng".
![](http://bee.net.vn/dataimages/201107/original/images741424_T10_ran_do_PMT_phat_hien.jpg) |
Một loài ắn có chân khác do nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung phát hiện. |
Thế nhưng, mới đây khi nhóm trở lại nơi được ghi nhận là vùng phân bố mới của loài rắn thiên thần th́ buồn thay vùng núi Dinh bây giờ đă đầy những mảng trọc, sườn núi trơ trọi chỉ c̣n vài cây gỗ nhỏ và đám bụi thấp lè tè. Phải chăng, cuộc gặp gỡ t́nh cờ của nhóm với loài ḅ sát này đă trở thành cuộc gặp cuối cùng trước khi chúng hoàn toàn tuyệt chủng!
Phát hiện thêm một loài rắn có chân mới! |
Từ các mẫu chuẩn đă thu thập được ở Việt Nam và Trung Quốc, ngày 4/7/2011, các nhà khoa học Việt Nam, Thuỵ Sỹ, Nga và Đức đă công bố thêm một loài rắn có chân mới trong khoa học. Đó là loài thằn lằn mới thuộc giống Sphenomorphus và được đặt tên là Tonkinensis. Loài thằn lằn Tonkinensis sinh sống ở cả dạng sinh cảnh rừng trên núi đá vôi và rừng trên núi đất, phân bố ở độ cao từ 80m đến 900m so với mực nước biển.
Đặc điểm nhận dạng chính của loài thằn lằn mới như sau: Kích cỡ nhỏ với chiều dài mút mơm đến hậu môn khoảng 36 - 49mm; Có 7 vảy môi trên; 2 vảy trước thái dương; có lỗ tai ngoài, màng nhĩ lơm sâu; 32 - 34 hàng vảy quanh giữa thân; Vảy lưng nhẵn, hàng vảy dọc sống lưng không ph́nh rộng; Chi trước và sau đều có 5 ngón, có 15 - 19 bản mỏng dưới ngón chân thứ 4; Ŕa mí mắt trên và dưới màu trắng; Cổ, lưng và phần trên đuôi màu nâu đồng và có một sọc màu đen đứt quăng dọc sống lưng; phần trên sườn có sọc đen, phần phía sau cổ bị ngắt quăng bởi các vệt sáng màu.
|
Lê Việt Nhân
theo KHĐS