Nhận định về tương lai của "Tia chớp"
Dù có tốc độ "khủng khiếp", giao thức Thunderbolt vẫn còn rất nhiều trở ngại cần vượt qua để tạo nên một cuộc cách mạng của công nghệ truyền dữ liệu.
Mặc dù đây có thể là lần đầu bạn nghe về nó nhưng Intel đã nỗ lực nghiên cứu và làm việc trên một công nghệ kết nối mới trong những năm qua. Light Peak hiện tại đã được đổi tên là "Thunderbolt" và nó thực sự là một cuộc cách mạng về công nghệ truyền dữ liệu.
Chúng ta đang nói về tốc độ truyền tải dữ liệu 10 Gigabits/giây cho việc download và upload. Để dễ hình dung hãy giả sử rằng bạn muốn sao chép 500 Gigabytes dữ liệu phim, ảnh và âm nhạc. Với công nghệ cũ, bạn sẽ phải bỏ ra hàng giờ để sao chép hết toàn bộ nội dung này nhưng với Thunderbolt thì bạn có thể sao chép tất cả những dữ liệu này với thời gian chưa đến 7 phút!
Mối quan tâm thực sự của tôi (BTV Techstories) là Apple cần khoảng 1 năm đăng kí để làm cho Thunderbolt trở thành công nghệ độc quyền trên các thiết bị của họ. Điều này có nghĩa là bạn cũng sẽ phải chờ khoảng một năm hoặc lâu hơn để công nghệ này trở nên phổ biến. Một mối bận tâm khác đối với Thunderbolt đó là chi phí lớn dẫn đến việc nó trở nên kém hấp dẫn so với USB 3.0. Ngoài ra thì người dùng phổ thông cũng không lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu đến thế để họ có thể nhận ra giá trị sử dụng của Thunderbolt.
Công nghệ này không phải là giấc mơ đối với người dùng phổ thông. Vì Thunderbolt không đem lại bất cứ lợi ích nào khác ngoại trừ tốc độ mà công nghệ này chỉ có lợi cho những người lưu trữ một lượng lớn nội dung số hay những người hay phải sao chép dữ liệu giữa các thiết bị. Ngoại trừ trường hợp bạn làm việc trong ngành công nghệ thông tin hay là một người trẻ ham mê công nghệ thì Thunderbolt không cho thấy sức hấp dẫn đối với thị trường đại chúng.
Về lâu dài, Thunderbolt có một số tính năng hấp dẫn người dùng như hỗ trợ giao thức kép, về cơ bản thì điều này có nghĩa là bạn sẽ có thể kết nối với các ổ đĩa cứng truyền thống cũng như màn hình vào cổng Thunderbolt miễn là bạn có bộ chuyển đổi thích hợp. Vì vậy, các kết nối như HDMI, VGA, DVI, Firewire và eSATA đều có thể được cắm vào cổng này.
Thunderbolt cũng tương thích khe cắm PCI Express hiện tại và do đó người dùng không phải lo lắng nhiều về việc tính tương thích của bo mạch chủ cũng như dễ dàng hơn để người dùng thích nghi với công nghệ này. Tuy nhiên, người dùng vẫn sẽ thấy được hiện tượng nghẽn cổ chai trong lúc truyền dữ liệu khi họ kết nối với Thunderbolt với các thiết bị hiện tại của họ thông qua USB, Firewire hoặc eSATA. Việc cắm thiết bị USB của bạn với một cổng Thunderbolt sẽ không làm tăng tốc độ kết nối vì nó giống như là khi bạn cắm một vòi nước với một ống hút để tưới cây vậy, không đem lại nhiều hiệu quả. Và cũng còn rất nhiều trở ngại nữa mà Thunderbolt còn phải vượt qua để trở thành công nghệ chủ đạo.
3. Laptops và các công nghệ khác sẽ sử dụng Thunderbolt để loại bỏ các cổng USB, Ethernet, audio in/out và Firewire trong khi vẫn hỗ trợ các kết nối này thông qua các bộ chuyển đổi. Điều này cũng có nghĩa sẽ có nhiều thiết bị với kích thước nhỏ hơn.
4. Các thiết bị sẽ có kích thước mỏng hơn là luôn là mục tiêu của Apple.
5. Thunderbolt hỗ trợ liên kết theo dạng chuỗi (gắn các cáp thunderbolt nối tiếp nhau) và các kết nối màn hình hiển thị (tức là bạn có thể cắm một ổ đĩa cứng vào cổng Thunderbolt và nếu đĩa cứng cũng có một cổng giao tiếp bạn có thể cắm màn hình của bạn vào đó mà không có sự suy giảm về hiệu suất).
Tham khảo: Techstories